Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Vĩnh Hằng Môn - Thiên đức vĩnh hằng viên - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

http://vinhhangvien.com/mo-gia-dinh-5333075.html

Mộ gia đình, khuôn viên mộ phần, cây cảnh, hàng rào, các công trình công cộng được duy tu bảo dưỡng hàng năm.
Mô tả:
Gồm
các khuôn viên 30m2 - 50m2 - 100m2- 200m2 - 500m2. Hiện tại còn nhiều
lô, khuôn viên, hướng đẹp, nhìn ra Hồ lục thủy. Khi Quý khách có nhu cầu
- đây là một lợi thế để quý khách có nhiều sự lựa chọn.
Mộ gia đình nhỏ khuôn viên 60m
- Diện tích lô: Từ 30m2 trở lên.
Mộ gia đình trung bình 45m
- Trong cùng một lô, sử dụng được cả Cát táng (5m2/ngôi) và Táng 1 lần (7m2/ngôi)
Được thiết kế hài hòa trong khuôn viên
-
Ví dụ: Nhu cầu của khách hàng cần chôn 3 ngôi Táng một lần và 2 ngôi
Cát táng: Vậy quý khách có thể lựa chọn những lô đất có diện tích 37,5 -
42,m là phù hợp.
Mộ gia đình 200m
-
Khuyến khích khách hàng sử dụng khuôn viên đất mai táng theo tỷ lệ Táng
một lần 30% - Cát Táng 70% (Để tối ưu hóa quỹ tài nguyên đất).
mộ gia đình 60
- Giá cả từng Khu, từng lô được niêm yết công khai theo Báo giá của Công ty cung cấp.
mô gia tộc 300mKhu mộ gia đình diện tích 60m
mộ gia tộc lớn 100mkhuôn viên mộ gia tộc hướng quay ra hồ Lục ThủyCác khuôn viên mộ gia đình 60m - phù hợp với nhiều gia đìnhKhu vực mộ gia tộc lớn diên tích 200m
- Có đội ngũ Kỹ sư - Tư vấn thiết kế - nhiều kinh nghiệm - Sẽ làm hài lòng quý khách.
-
Quý khách sẽ được những tư vấn viên, hướng dẫn, giải thích cụ thể về
sản phẩm, dịch vụ, quy trình, chính sách, thủ tục của Công ty khi mua
sản phẩm.
- Hỗ trợ tư vấn trực tiếp: Mr. Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 (Phục vụ 24/24)
Xem thêm:
>>Hình ảnh khuôn viên mộ gia đình đẹp

Vĩnh Hằng Môn - Thiên đức vĩnh hằng viên - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

http://vinhhangvien.com/mo-gia-dinh-5333075.html

Mộ gia đình, khuôn viên mộ phần, cây cảnh, hàng rào, các công trình công cộng được duy tu bảo dưỡng hàng năm.
Mô tả:
Gồm
các khuôn viên 30m2 - 50m2 - 100m2- 200m2 - 500m2. Hiện tại còn nhiều
lô, khuôn viên, hướng đẹp, nhìn ra Hồ lục thủy. Khi Quý khách có nhu cầu
- đây là một lợi thế để quý khách có nhiều sự lựa chọn.
Mộ gia đình nhỏ khuôn viên 60m
- Diện tích lô: Từ 30m2 trở lên.
Mộ gia đình trung bình 45m
- Trong cùng một lô, sử dụng được cả Cát táng (5m2/ngôi) và Táng 1 lần (7m2/ngôi)
Được thiết kế hài hòa trong khuôn viên
-
Ví dụ: Nhu cầu của khách hàng cần chôn 3 ngôi Táng một lần và 2 ngôi
Cát táng: Vậy quý khách có thể lựa chọn những lô đất có diện tích 37,5 -
42,m là phù hợp.
Mộ gia đình 200m
-
Khuyến khích khách hàng sử dụng khuôn viên đất mai táng theo tỷ lệ Táng
một lần 30% - Cát Táng 70% (Để tối ưu hóa quỹ tài nguyên đất).
mộ gia đình 60
- Giá cả từng Khu, từng lô được niêm yết công khai theo Báo giá của Công ty cung cấp.
mô gia tộc 300mKhu mộ gia đình diện tích 60m
mộ gia tộc lớn 100mkhuôn viên mộ gia tộc hướng quay ra hồ Lục ThủyCác khuôn viên mộ gia đình 60m - phù hợp với nhiều gia đìnhKhu vực mộ gia tộc lớn diên tích 200m
- Có đội ngũ Kỹ sư - Tư vấn thiết kế - nhiều kinh nghiệm - Sẽ làm hài lòng quý khách.
-
Quý khách sẽ được những tư vấn viên, hướng dẫn, giải thích cụ thể về
sản phẩm, dịch vụ, quy trình, chính sách, thủ tục của Công ty khi mua
sản phẩm.
- Hỗ trợ tư vấn trực tiếp: Mr. Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 (Phục vụ 24/24)
Xem thêm:
>>Hình ảnh khuôn viên mộ gia đình đẹp

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Họa phước đến từ đâu? - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Họa phước đến từ đâu? - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Thực hành được nhiều điều
Đức Phật dạy thì hiện tại hạnh phúc, và tương lai được nhiều phước báo
an vui, họa phước đều do bản thân chúng ta ma ra.




Có họa phước không?

Trong
những tai nạn, hiểm họa như động đất, sóng thần, bão lụt, chiến tranh,
dịch bệnh, hỏa hoạn… một số ít người may mắn được sống còn trong khi
nhiều người khác không thoát khỏi cái chết. Sự may mắn đó người ta gọi
là phước.

Có người vừa mới ra đời đã phải gánh chịu những bất
hạnh khổ đau: bệnh hoạn, tật nguyền, bị vứt bỏ, hoặc sinh ra trong một
gia đình khốn khổ, hoặc sinh ra trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc…
Cuộc sống đang an lành bỗng dưng tai ương xảy đến cho gia đình khiến tan
nhà nát cửa, mất người thân, mất gia tài sản nghiệp… Những hoàn cảnh
khốn khổ, những tai ương hoạn nạn, những nỗi khổ niềm đau ấy, người ta
gọi là họa.

Phước và họa đều do nghiệp

Phước
và họa không phải tự nhiên sinh ra cũng không phải do ông trời (Phạm
thiên hoặc Thượng đế) hay thần linh sắp đặt. Có đấng siêu nhiên nào lại
bất công ban hạnh phúc cho người này nhưng lại gieo khổ đau cho kẻ khác?
Những con người hiền lành lương thiện, họ có tội lỗi gì lại phải gánh
chịu những thảm họa đớn đau? Những kẻ gian ác, bất lương có được ân
phước gì mà lại bình an, sống trong hoàn cảnh tốt? Tất cả những hiện
tượng sai biệt và những vấn đề dường như bất công, phi lý ấy đều có
những nguyên nhân gần và xa mà chúng ta không thấy, không biết hết.

Kinh
Phật có ghi: Một lần có người hỏi Đức Phật nguyên nhân tại sao trên thế
gian có quá nhiều sự sai biệt bất đồng: người sống lâu, kẻ chết yểu;
người ít bệnh, kẻ nhiều bệnh; người đẹp, kẻ xấu; người giàu, kẻ nghèo;
người có nhiều uy quyền, kẻ không có thế lực; người cao quý, kẻ thấp
hèn; người thông minh, kẻ ngu khờ v.v…

Đức Phật cho biết tất cả
những hiện tượng đó đều do nghiệp. Con người là chủ nhân của nghiệp, là
thừa tự của nghiệp. Chính nghiệp đã phân chia các loài hữu tình có hơn
kém như thế. Đức Phật cũng cho biết cụ thể rõ ràng một số nghiệp nhân và
nghiệp quả tiêu biểu dẫn đến sự sai khác giữa con người với con người,
giữa các loài hữu tình với nhau:

Chết yểu là do nghiệp giết hại
các loài hữu tình, không có tâm từ bi. Sống lâu là do từ bỏ giết hại, có
tâm từ bi. Nhiều bệnh là do đời trước thường não hại các loài hữu tình.
Ít bệnh là do không não hại các loài hữu tình. Tướng mạo xấu xí là do
thường hay phẫn nộ bất mãn, tâm sân hận. Tướng mạo xinh đẹp là do không
phẫn nộ bất mãn, tâm nhu hòa, từ ái. Nghèo là do không bố thí, cúng
dường. Giàu có là do đã bố thí, cúng dường. Ít uy quyền là do thói ganh
tỵ, đố kỵ với người được quyền lợi, người được tôn kính. Nhiều uy quyền
là do không ganh tỵ, đố kỵ. Sinh vào gia đình hèn hạ là do tâm ngạo mạn,
kiêu căng, thường khinh khi kẻ khác, không kính người đáng kính, không
trọng người đáng trọng. Sinh vào gia đình cao quý là do tâm khiêm tốn,
nhún nhường, thường tôn kính người đáng kính. Không có trí tuệ là do
không thường đến các bậc tu hành để học hỏi. Có trí tuệ là do thường đến
học hỏi các bậc tu hành (Kinh Tiểu nghiệp phân biệt, số 135, Trung bộ
kinh III).

Phước hay họa đều do nghiệp (hành động, tạo tác của
con người thông qua suy nghĩ, lời nói, việc làm. Tạo nghiệp tốt thì gọi
là thiện nghiệp. Tạo nghiệp xấu, ác thì gọi là bất thiện nghiệp hay ác
nghiệp.

Trong kiếp sống hiện tại và nhiều kiếp sống quá khứ,
chúng sinh đã tạo ra vô số nghiệp thiện ác cho nên phải chịu thọ nhận
niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên
những ai tạo thiện nghiệp nhiều thì đời sống sẽ nhiều niềm vui, nhiều
hạnh phúc hơn những chúng sinh tạo nhiều bất thiện nghiệp. Do đó có
người giàu sang, uy quyền tột bực và có người nghèo hèn, khốn khổ vô
cùng.

Chúng sinh không thể nào nhớ được những nghiệp mình đã tạo
ra trong kiếp sống quá khứ. Ngay cả trong kiếp sống hiện tại, con người
cũng không thể nào nhớ hết những nghiệp nhân của mình đã làm. Do đó khi
nghiệp quả xảy ra, phần nhiều chúng ta không biết đó là kết quả của
nguyên nhân gì. Chỉ các bậc Thánh xuất thế gian như Đức Phật và các vị
Bồ-tát, A-la-hán mới thấy biết rõ hành nghiệp của chúng sinh, những
nghiệp nhân đã gieo và những nghiệp quả phải nhận lãnh của họ.

Phước
là yếu tố rất quan trọng để hình thành đời sống an vui, hạnh phúc.
Người có nhiều phước báo sẽ dễ dàng thành công trong cuộc sống, dễ dàng
vượt qua những trở ngại, khó khăn và có được những gì mà đời sống thế
gian mong đợi (quyền uy, sức khỏe, giàu sang, nổi tiếng, may mắn, hạnh
phúc). Ngược lại, họa là yếu tố khiến cho đời sống con người điên đảo,
khiến cho họ phải chịu bất hạnh, khổ đau. Đối với người có phước, cuộc
sống nhiều sung sướng, mãn nguyện bao nhiêu thì đối với người vô phước,
cuộc sống nhiều cực nhọc, bất mãn và khổ đau bấy nhiêu.

Đánh giá
một cách tương đối thì thế gian này vui ít khổ nhiều trong mắt của người
ít phước báo; vui nhiều khổ ít trong mắt của người nhiều phước báo; khổ
vui lẫn lộn, đan xen đến rồi đi không ổn định đối với người có tội lẫn
phước báo xấp xỉ với nhau.

Rất ít người tạo được những phước
nghiệp cần và đủ để có một đời sống hạnh phúc, đa phần có phước báo này
nhưng lại thiếu phước báo khác, vì thế nhân loại không có bao nhiêu
người mãn nguyện với cuộc sống này. Mặt khác, những ai tạo được phước
nghiệp quá lớn đủ để sinh về các cõi trời thì họ không xuất hiện ở cõi
người, nên bản chất của cõi người là không có niềm vui, hạnh phúc lâu
dài, viên mãn.

Phần lớn chúng sinh cõi người đều thiếu phước báo
để có được một đời sống mãn nguyện. Có những người thành đạt, nổi tiếng
từ khi tuổi còn trẻ, nhưng có những người sống đến hết cuộc đời cũng
chẳng làm được sự nghiệp chi, thậm chí cuộc sống bấp bênh, phải chịu
cảnh khốn khổ, bần hàn và gặp nhiều tai ương hoạn họa.

Không phải
người nào giàu sang, thành đạt hoặc có quyền uy, đều là người có tài
năng và đạo đức. Cũng không phải ai nghèo khổ, khốn khó cũng đều là
những kẻ bất tài vô dụng. Tất cả đều do nghiệp mà họ đã tạo ra trong
hiện tại và quá khứ gần hoặc lâu xa, dẫn đến sự nhận chịu phước và họa
nhiều hay ít.

Người có phước giàu sang nhưng không có phước thọ
mạng. Do quá khứ có làm phước bố thí nhưng tạo nghiệp giết hại chúng
sinh, cho nên sinh ra đời thụ hưởng sự giàu sang sung túc nhưng lại chết
sớm khi tuổi đời còn trẻ. Ngược lại, có người có phước sống thọ nhưng
không có phước giàu sang nên sống cả đời trong hoàn cảnh bần hàn khốn
khó. Người có tài năng, trí tuệ nhờ đời trước siêng năng nghiên cứu, học
hỏi, thường gần gũi cầu học nơi các bậc hiền trí nhưng nếu không tạo
nghiệp bố thí, không biết chia sẻ với người khác thì không có được phước
báo giàu sang và ít có người ủng hộ.



Trong
kinh Phước đức (Tiểu bộ kinh), Đức Phật dạy 10 phương pháp tạo phước
đức cho mình và người, đây chính là cách kiến tạo đời sống an vui, hạnh
phúc bền vững: 1. Lánh xa kẻ xấu ác, luôn thân cận người hiền, tôn kính
bậc đáng kính. 2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành,
được đi trên đường chánh. 3. Có học, có nghề hay, biết hành trì giới
luật, biết nói lời ái ngữ. 4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thương gia
đình mình, được hành nghề thích hợp. 5. Sống ngay thẳng, bố thí, giúp
quyến thuộc thân bằng, hành xử không tỳ vết. 6. Tránh không làm điều ác,
không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành. 7. Biết khiêm cung,
lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo. 8. Biết kiên trì phục
thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi. 9. Sống tinh cần
tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết-bàn. 10. Hành xử
trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết, an nhiên. Ai
sống được như thế, đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng vững mạnh, phước
đức của tự thân (HT.Thích Nhất Hạnh dịch).

10 phương pháp trên
chính là những thiện nghiệp sinh ra công đức, phước báo làm cho hữu tình
(người, trời) được nhiều an vui, lợi lạc (Bởi loài người, trời mới có
nhiều điều kiện thực hành những phương pháp này, còn chúng sinh ở các
cõi khác như súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục bị nhiều khổ não bức bách nên
rất khó tu tập). Ngay khi sống theo những lời dạy trên chính là đang
sống trong an lạc hạnh phúc (ở hiện tại) chứ không chỉ có hạnh phúc
trong tương lai và đời sau. Càng thực hành được nhiều điều Đức Phật dạy
thì hiện tại càng có hạnh phúc, và tương lai được sinh làm người có
nhiều phước báo hoặc sinh về cõi trời. Chính vì thế mà 10 phương pháp
trên còn được gọi là 10 phước đức hay 10 hạnh phúc, và bài kinh trên
được gọi là kinh Phước đức hay kinh Hạnh phúc.

Cái Đẹp - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Cái Đẹp - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

                                                                                                                                                                                                                                                                          
Hoa hậu đi lễ chùa, gặp một
chú tiểu đang quét lá, cô liền tới gần chú tiểu, kiêu hãnh hỏi: "Tôi là
Hoa Hậu, là người đẹp nhất, ai gặp cũng phải ngước nhìn, chú có thấy tôi
đẹp lắm không?
Chú tiểu nhẹ nhàng đáp:
Thưa cô, tôi thấy có cả ngàn hàng vạn người còn đẹp hơn cô rất rất nhiều.
Nghe nói thế, cô gái mở tròn đôi mắt nói:
Hoa
hậu là người đẹp nhất trong những người đẹp rồi,. Chú nói thử xem, chú
đã gặp ai đẹp hơn tôi chưa, những người đẹp hơn tôi cậu tả coi như thế
nào?
Chú tiểu đáp:
Giữ gìn trang nghiêm giới hạnh là thân đẹp.
Ăn ở hiền hòa, thủy chung là nết đẹp.
Thấy người ta ngã mà nâng lên, đó là cữ chỉ đẹp.
Thấy người ta đói cho ăn, rách cho mặc, nghèo túng thì giúp đỡ, đó là tấm lòng đẹp.
Phụng
dưỡng cha mẹ già, chu cấp người cô quả, cúng dường chư Tăng Ni, đó là
tâm hồn đẹp.Thấy người ta lâm nguy,sợ hãi mà nói lời an ủi, giúp đỡ, là
ngôn ngữ đẹp
Tánh nết đoan chánh, không một tà niệm nảy sinh đó là ý đẹp.
Thấy người ta u tối, không hiếu biết, mà khai mở trí tuệ, cho học hành, đó là trí tuệ đẹp.
Phá vỡ màn vô minh và hướng dẫn chúng sinh vào con đường an vui, giải thoát đó là cái đẹp của sự từ bi..v.v...!
Đó là những cái đẹp vĩnh hằng, tối thắng mà các cõi Trời (thần thánh) đều phải tán thán.

Còn
cái đẹp Hoa Hậu của cô chỉ là cái đẹp bình thường sớm nở tối tàn và chỉ
mang tính tạm thời, cái đẹp của sự ham muốn, chiếm đoạt... xoay vần
trong vòng sanh tử luân hồi, ngầm chứa khổ đau, nếu đem so với những cái
đẹp kia thì không có chi để đáng tán dương cả...!

4 ác nghiệp của đời người chịu quả báo nặng nề nhất - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

4 ác nghiệp của đời người chịu quả báo nặng nề nhất - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Khẩu:
Miệng, lời nói. Nghiệp: Cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp
trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ.
Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu
nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.  
                                                            Khi nói Khẩu
nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp. Khẩu ác nghiệp có 4 tội:


Vọng ngữ (nói láo),

– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),

– Lưỡng thiệt (đâm thọc),

– Ác khẩu (chửi rủa).

“Lời
nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng,
thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng
tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì?
Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm, người dối trá thì lời nói trơn
tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao?
Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ…
tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm; Và do đó tướng
của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh
thì lời nói thành ác nghiệp. Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời
nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.

Nên quan sát ngôn ngữ của một
người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác,
cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ
theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.
Khi
con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở
một người chín chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo
cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây
biết bao điều ngộ nhận.

Ðể quan sát được âm thanh như thật, con
không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng Tâm. Dùng Tâm mà hiểu
tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là
tâm Phật. Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc
chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng
theo cái nghe của riêng mình. Lời nói là Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời
nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng
thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con.

Câu nói dân
gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc
ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách
nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai
biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có
thể gọi là Ác tướng.

Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để
giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng thể gọi là Ác khẩu.
Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không kềm chế, mỗi
lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu “Khẩu
xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy
dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi
là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh
Ác báo.

Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà
sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng
lời nói mà đến đi.

Tôn giả Ma Ha Mục Kiền Liên là vị có thần
thông đệ nhất. Nhưng Đức Thế Tôn đã nhiều lần cảnh cáo ông không được
tùy tiện hiển hiện thần thông. Tại sao? Bởi vì không phải ai ai cũng có
thần thông. Nếu quý vị hiện thần thông một cách bừa bãi, sẽ làm người
thế tục kinh sợ, rồi khiến họ mê thích thần thông, sùng bái thần thông.
Thế thì người có thần thông sẽ được cúng dường lớn, còn người không có
thần thông chắc là chẳng ai muốn cúng dường. Bởi vậy Đức Phật mới không
cho đệ tử tùy tiện hiện thần thông, với dụng ý là bảo hộ người tu hành
đời sau này.

Người tu hành không nên tự khoe khoang về đức hạnh,
như nói là mình đã khai ngộ, mình là Tổ Sư hay là Bồ Tát. Đó là đại vọng
ngữ, tương lai chết đi sẽ đọa địa ngục bạt thiệt cắt lưỡi. Đây tuyệt
hẳn không phải là những lời hí luận giỡn chơi. Chỉ những hạng người vô
tri, vô thức mới có thứ hành vi tự mãn như thế. Ví như người nào đó thật
sự giàu có, họ tuyệt đối sẽ không nói với người khác rằng: “Các anh có
biết không? Tôi có bấy nhiêu hột xoàn, bấy nhiêu ngọc quý. Tất cả tài
sản bảo vật của toàn thế giới, nếu so ra cũng không nhiều bằng của tôi
đâu”. Nếu quý vị tuyên truyền như thế, tức làm mục tiêu cho bọn trộm
cướp, chúng nhất định sẽ chú ý đến quý vị và tìm cách cướp đoạt châu báu
đó.


Tu
đạo cũng tương tự như thế, không nên nói với người khác rằng: “Tôi có
thần thông. Tôi có thể nghe Phật và Bồ Tát nói chuyện. Tôi có thể thấy
Phật, Bồ Tát hiện ra trước mặt”. Hoặc giả có như thế, tức là tạo cơ hội
cho Ma Vương thừa dịp nhập vào hợp tác với quý vị, chỉ huy quý vị để làm
quyến thuộc của nó. Bất luận gặp cảnh giới nào, người tu hành cũng nên
nhận rõ cảnh giới, chớ để cảnh giới xoay chuyển và nên dùng định lực để
chuyển cảnh giới. Không nên hồ đồ, nói năng bừa bãi là mình chứng được
thần thông gì, thấy được cảnh giới gì. Quý vị nên hiểu đó là do ma tác
quái, nó khiến quý vị mất đạo tâm mà phát cuồng. Đó chính là hiện tượng
bị “tẩu hỏa nhập ma”, chứ không phải là cảnh giới thật. Trong kinh Lăng
Nghiêm có nói rất rõ về năm mươi loại ấm ma.

Tôi hy vọng mọi
người nên triệt để nghiên cứu thấu đáo để khỏi bị nhầm lẫn. Nếu không
thì sau này có hối hận cũng không kịp. Người tham thiền không nên chấp
vào cảnh giới, gọi là: “Phật đến thì chém Phật, ma đến thì chém ma”. Bất
luận ai đến, mình cũng chém hết. Đó là không chấp tất cả các pháp hữu
vi, không chấp tất cả các hình tướng. Người tu hành nên chuyên cần nhất
tâm dụng công, nếu được vậy thì còn thời gian đâu để lo những chuyện tào
lao. Hơn nữa cũng không nên cống cao ngã mạn, mà cũng đừng tham danh,
tham lợi. Nếu như quý vị có thứ tư tưởng và hành vi như thế, tức quý vị
bị rơi vào cảnh giới của ma rồi. Người tu hành dù ở trong hoàn cảnh nào
cũng không nên tự mãn, không được kiêu ngạo, hoặc nghĩ mình là nổi bật,
phi thường. Hãy cẩn thận, không nên sai lầm về nhân quả. Nếu không,
chúng ta không tưởng tượng nổi hậu quả sẽ như thế nào.

Người tu
hành chủ yếu là tu giới thanh tịnh, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý đều
nên thanh tịnh. Người có thần thông, tuyệt đối không được nói là mình có
thần thông; Hà huống mình vốn không có thần thông mà nói bừa nói láo,
há đó không phải là tạo nhân để đọa địa ngục sao? Điều đó quả thật là
đáng sợ!

Nên nhớ:

Khẩu nghiệp là nghiệp
lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành; Là lực cản trở lớn nhất cho
việc tu hành chứng đạo; Là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc
tu hành; Là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo; Là sức mạnh
ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh; Khiến cho đạo tràng không được
thanh tịnh, thị phi không ngừng; Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo
pháp không hưng thịnh; Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất
thiện căn làm người.


Nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT







Nỗi ám
ảnh vong về bắt người thân



Chúng tôi đến chùa Hàm Long vào ngày đầu tháng 12 âm lịch, đây là thời điểm
chùa vắng nhất trong năm nhưng cũng phải có 4-5 chiếc ôtô biển số các tỉnh miền
Bắc đỗ ở sân chùa, chưa kể những người ở gần đi xe máy hoặc dân địa phương. Hầu
hết đều có chung một mục đích là đến chùa gửi vong, cúng vong hoặc chuộc vong
về. Ông Nguyễn Văn Thành (Thạch Thất, Hà Nội) buồn bã chia sẻ, gia đình ông lên
đây để cúng vong cho người cháu mới mất năm 2013. Chả là dòng họ nhà ông chỉ
trong vòng 6 năm trở lại đây đã có tới 10 người chết, điều đáng nói là những
người chết toàn là người trẻ, đang khỏe mạnh hoặc có bệnh tật cũng không đến
nỗi nghiêm trọng quá.



“Trong họ nhà tôi, các cụ trên dưới trăm tuổi cũng phải 6-7 cụ, nhưng người già
không chết, lại chết toàn người trẻ, càng người chết sau càng trẻ dần. Mộ người
này chưa xanh cỏ thì lại phải chôn người khác. Riêng năm 2013 có tới 3 người
cùng sinh năm Bính Ngọ, toàn những người 60-70kg đổ ra chết khiến cả họ hoang
mang. Gia đình tôi các cụ cũng toàn thầy đồ cả nên xem sách và xem thầy thì
biết nguyên nhân do trùng tang. Vì vậy khi người cháu mới mất, gia đình đã bàn
bạc thống nhất đem vong cháu lên chùa để gửi”.



Ông Hà Mạnh Uyển (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đến chùa Hàm Long cũng với
mục đích gửi vong người vợ quá cố của mình. Ông cho biết vợ ông mất năm kia do
đột quỵ, đi xem thì thầy bảo mất vào “giờ độc”, nếu không “nhốt trùng” thì gia
đình sẽ gặp nhiều điều xúi quẩy, thậm chí vong có thể về bắt con cháu đi theo.
Tá hỏa, gia đình ông đã tìm hiểu khắp nơi và được biết chùa Hàm Long nổi tiếng
về việc “nhốt trùng” nên đã mang vong vợ ông lên đây gửi, chờ được 3 năm thì sẽ
lại rước về.



Trùng tang có lẽ là nỗi lo lắng, khiếp sợ nhất của gia đình có người chết. Vì
vậy gia đình nào có người mất mà xem thầy phán là trùng tang thì dòng họ ăn
không ngon, ngủ không yên, không biết rồi đây tai họa sẽ rơi vào ai. Một bà cụ
bán hàng sát cổng chùa Hàm Long dường như đã “thuộc lòng” những chuyện trùng
tang. Cụ cho biết: Trùng tang thì có ba loại là trùng nhật, trùng niên và trùng
tam sa. Hậu quả nhẹ thì gia đình, con cháu làm ăn trắc trở, nặng thì thần trùng
sẽ về bắt con cháu đi theo. Có gia đình bị bắt 1 người, nhưng có gia đình bị
bắt đến 9 người trong vòng có 3 năm. Vì vậy, khi gia đình có người qua đời thì thường
đi xem thầy xem người chết có “sạch giờ” không, nếu chết đúng vào giờ trùng,
rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì phải đi cắt trùng hoặc gửi vong.



Còn nhớ cách đây 2 năm, tại một gia đình ở Yên Nghĩa, Hà Đông trong 1 ngày có
đến 2 cái chết của bố chồng và con dâu. Bố chồng là ông Nguyễn Đức M. mất chưa
đầy 2 tiếng thì người con dâu là Nguyễn Thị D. cũng ra đi, trước đó vài tháng
thì cháu ruột của ông M cũng vì bệnh hiểm nghèo mà mất. Những cái chết của gia
đình ông Nguyễn Văn M làm người dân quanh làng và những người còn sống trong
gia đình ông hoang mang tột độ, cho rằng “thần trùng” về bắt. Hay một gia đình
khác ở Tây Hồ, Hà Nội cũng rơi vào cảnh tương tự khi bố chồng mất khoảng 5
tiếng thì người con dâu đang khỏe mạnh cũng ngã ra chết… Tất cả những cái chết
đó vì không thể có sự lý giải rõ ràng nào nên người ta đều cho rằng gia đình bị
trùng tang.



Ngôi chùa “nhốt trùng” lớn nhất Việt Nam



Theo dân gian, nhà có người chết trùng phải lập tức gửi vong người đó lên chùa,
tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng mà người ta cho
rằng chùa có nhốt được vong hay không phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và
mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Người dân quanh chùa Hàm Long cho biết, ngôi
chùa này hôm nào cũng đông, đông nhất là rằm mùng một. Ngay cả những ngày chúng
tôi có mặt được cho là thời điểm ít khách nhất trong năm thì số lượng khách vẫn
khá đông, đa phần là người nhà đến sắm lễ để cúng vong linh người quá cố nhân
ngày giỗ.



Thông thường khi đến gửi vong, người nhà cần đem đến một bức ảnh và những thông
tin về người mất như tên, tuổi, ngày, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá
cố. Nhà chùa sẽ cho những người thân trong gia đình một lá bùa để đeo trong 3
năm nhằm tránh tai họa. Hiểu một cách nôm na, việc gửi vong lên chùa Hàm Long
giống như việc “nhốt vong” vào trong ngục. Nếu vong chết vào ngày, giờ xấu sẽ
không siêu thoát được mà đi lung tung, quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn khiến vong
khai ra tên họ người nhà và người nào càng hợp với vong càng dễ bị bắt đi. Người
đem vong đi gửi, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Trong thời gian gửi vong
(3 năm), thì gia đình không được cúng, hay thắp hương gọi người quá cố vì như
vậy vong nghe thấy gọi tên mình sẽ theo về, việc gửi vong thất bại. Sau 3 năm,
khi “thay nhà” cho người chết, và sau khi xin vong từ chùa về, thì gia đình mới
được cúng như bình thường.



Sở dĩ chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi
chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác -
người đã phát tâm viết kinh “Thập nguyện cứu sinh” để tụng trì. Sau khi sư tổ
viên tịch để lại 2 ngọn tháp: tháp xây gạch chứa xá lợi của ngài, còn tháp bằng
đá gọi là tháp tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh) chứa công phu tu tập cả đời của
ngài. Sinh thời, sư tổ thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục
trong gia đình, dòng họ - mà nay ta gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh
“Thập nguyện cứu sinh”, và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn
được siêu linh. Ngôi chùa này cũng là nơi tu tập của các cao tăng như ngài
Dương Không Lộ có pháp theo vạn pháp quy tông của phái Bắc Tông chữa trị các loại
trùng hiệu quả.



Để cúng thí thực cho các vong hồn, nhà chùa hôm nào cũng nấu hai nồi cháo lớn,
làm 2 lần để cho vong ăn, đồng thời tụng kinh niệm phật để vong hồn được siêu
thoát. Theo những lời truyền lại thì nếu hôm nào nhà chùa không cúng cháo thì
đêm hôm đó gia súc, gia cầm trong làng lăn ra chết hàng loạt, đó là vì vong đói
nên đi tìm thức ăn. Tuy nhiên trao đổi với phóng viên về vấn đề này, hòa thượng
Thích Thanh Điệp (chùa Hàm Long) cho rằng thực tế từ trước đến giờ không hôm
nào nhà chùa không nấu cháo cúng vong nên câu chuyện trên chưa được chứng thực.



“Nhốt trùng” - liệu có phải mê tín dị đoan?



Thực tế thì chưa có giải thích khoa học chính thống nào về trùng tang và khả
năng nhốt vong mà đó chỉ là quan niệm dựa trên những đúc kết của dân gian. Lý
thuyết thì trùng tang phải là 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết mới
được coi là trùng tang. Tuy nhiên do nỗi lo sợ của người dân nên cứ thấy gia
tộc có nhiều người chết trong thời gian ngắn thì họ coi đó là trùng tang.



Tuy nhiên, ở khía cạnh khoa học, có nhà khoa học thì cho rằng việc gia đình,
dòng họ có nhiều người cùng mất trong một thời gian ngắn là do cơ chế cộng
hưởng sóng điện từ và trường năng lượng mang tính chất huyết thống, dòng họ; có
người thì cho rằng trùng tang đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu
nhiên. Dù chưa có giải thích nào được chứng minh rõ ràng theo kiểu “mắt thấy,
tai nghe” nhưng rõ ràng trùng tang chỉ là một quan niệm “siêu thực” tồn tại
trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Nó càng trở nên đáng sợ khi
con người luôn luôn lo lắng về sinh mạng của mình, bởi “sinh có hẹn, tử bất
kỳ”, người ta luôn muốn giải tỏa những lo lắng ấy bằng những niềm tin tâm linh.




Thật ra ngay cả trong Phật giáo cũng chưa có quan niệm về trùng tang. Hòa
thượng Thích Thanh Điệp cho hay, Phật giáo quan niệm sống chết là chuyện thường
niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai
hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song
nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không
ai có thể thay thế cho ai. Vì thế trong Phật giáo không có tài liệu nào nói về
việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự
sống chết của người khác.



Nói về việc “nhốt trùng” của nhà chùa, Hòa thượng cho hay, nhà chùa không
khuyến khích mê tín dị đoan, tuy nhiên vì tín ngưỡng của chúng sinh nhà chùa
nhận làm để an ủi tâm linh, giúp chúng sinh an tâm về tâm lý. Tuy nhiên có một
điều lạ là rất nhiều trường hợp bị “vong nhập” khi đến chùa được nhà chùa làm
lễ, tụng kinh thì họ trở lại bình thường. Có trường hợp người con dâu được cho
là bị ông nội nhà chồng nhập vào, tự nhiên đổi giọng nói, chỉ tay vào mặt gọi
bố chồng bằng con, quát mắng đủ thứ. Khi đến chùa làm lễ thì chị ta tỉnh lại và
không nhớ sự việc trước đó. Hoặc cũng có người được cho là bị “vong hành”, gia
đình phải trói tay chân chở ô tô đến chùa làm lễ một lúc thì người này cũng
bình thường trở lại. Đây là điều mà chính nhà chùa cũng chưa có lý giải thỏa
đáng chỉ biết rằng có thể do tâm lý của họ được cân bằng trở lại khi đến chùa nên
các hiện tượng bất thường không còn nữa.



Linh Nhật

http://www.anninhthudo.vn/ky-la/noi-khiep-so-mang-ten-trung-tang-va-chuyen-ve-ngoi-chua-nhot-vong-lon-nhat-viet-nam/533633.antd

Nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Chương trình Tháng 7 Mùa Vu Lan - Nguồn Gốc và Ý nghĩa Cao Đẹp - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Chương trình Tháng 7 Mùa Vu Lan - Nguồn Gốc và Ý nghĩa Cao Đẹp - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT



Lời đầu tiên, Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Thiên Đức - Chủ đầu tư dự án Công Viên Nghĩa trang vĩnh hằng Phú Thọ xin gửi tới Quý Khách hàng lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Kính chúc Quý khách luôn mạnh khỏe và thành công.





Chương trình trong Mùa Vu Lan - Tại Công viên Nghĩa Trang - Thiên Đức Vĩnh hằng viên
VỚI SỰ KIỆN
LỄ CẤT NÓC - CHÙA THIÊN LONG
Chùa Thiên Long - do đại đức Thích Minh Nghiêm trụ trì
    Với
thiết kế tinh xảo, Chùa Thiên Long sẽ là một điểm nhấn Tâm linh trong
quần thể văn hóa tâm linh toàn dự án. Chùa Thiên Long không chỉ là nơi
thâm nghiêm, tịnh cảnh, trang nghiêm tú lệ, nơi Chư Tăng, Phật tử chiêm
bái, tu học, tu nhân hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm
linh của Tỉnh Phú Thọ, sẵn sàng đón nhận du khách thập phương tham quan
Lễ Phật, viếng cảnh. Đến với nơi đây ta như tìm đến một không gian yên
ả, thanh bình, chỉ có tiếng chuông chùa trong thinh không làm tâm ta
tĩnh lặng, dễ chịu. Chùa Thiên Long với diện tích trên 1000m2, với hệ
thống Phật Pháp hoàn hảo, chùa là nơi hành lễ cầu nguyện cho các linh
hồn đã khuất là nơi bảo trợ cho các vong linh. Đến đây, ai cũng cảm nhận
được văn hóa tâm linh thanh tao, đơn sơ giản dị và luôn thấy giáo lý
trang nghiêm của Đức Phật luôn gần gũi bên ta.
(Chùa Thiên Long - trong giai đoạn gấp rút hoàn thiện)
Tổng thể Chùa Thiên Long
(Tổng thể chùa Thiên Long)
Đại Đức Thích Minh Nghiêm
(Đại đức Thích Minh Nghiêm)
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Trụ trì Chùa Thiên Long
Đại Đức Thích Minh Nghiêm
Trưởng Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Phú Thọ
Ủy Viên Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Ủy Viên Ban Chấp hành Trung Ương Hội Bảo trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam


THƯ MỜI
      Nam Mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
      Kính bạch: Chư tôn giáo phẩm, hòa thượng, thượng tọa, đại đức, tăng ni.
   
  Kính thưa các quý vị phật tử, thiện tín gần xa, cùng các nhà hảo tâm
trong và ngoài nước. Phật Giáo dụ nhập vào nước ta rất sớm với tinh thần
từ bi, vô ngã, vị tha, tư tưởng triết lý Phật Giáo, đã hòa quyện cùng
tín ngưỡng văn hóa, bản địa, tạo thành Đạo Phật mang đậm nét văn hóa dân
tộc Việt.
      Hình
ảnh ngôi chùa, cây đa, bến nước, sân đình luôn gắn liền với nết sinh
hoạt làng xã của dân tộc Việt. Dù ai đi đầu về đâu, khi nhắc tới quê
hương thì đều nhớ tới hình ảnh mái chùa, cây đa, bến nước, sân đình.
Chùa Thiên Long tọa lạc trên quân thể Công Viên Nghĩa Trang Vĩnh Hằng
Phú Thọ (Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên), nằm giữa hai xã Trung Giáp và Bảo
Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Được xây dựng từ tháng 01/2015 với
các công trình kiến trúc tâm linh như Tòa Đại Hùng Bảo Điện, Tổ Đường,
Nhà Thờ Mẫu, Nhà Khách Đường, Tam Quan, Nhà Tứ Ân (nhà thờ vong).
     
Bên cạnh đó, trên quả đồi cao nhất của Công Viên Nghĩa Trang Vĩnh Hằng
Phú Thọ có dựng bức tượng phật A - di - đà cao 48 mét, với quần thể kiến
trúc tâm linh trên nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tăng ni phật
tử, quý khách thiện tín gần xa về thăm quan, cũng như thắp nén hương
cho những người quá cố tại Công viên Nghĩa trang Vĩnh Hằng Phú Thọ. Vì
vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi các tăng ni phật tử, các nhà hảo tâm,
phát vô lượng tâm ủng hộ, giúp đỡ cho quần thể công trình tâm linh sớm
được đưa vào sử dụng. Chúng tôi xin được nêu phương danh của quý vị vào
trong bia đá hoặc sổ vảng, đề hàng ngày được lễ bái cầu nguyện cho gia
đình được an khang, thịnh vượng.
" Viên gạch đỏ, dựng xây nền phúc
Mảnh ngói hồng, kín đức đời sau
Hạt cát vàng, chắc gốc bền lâu
Một thớ gỗ, tươi cành xanh ngọn"
Mọi sự quan tâm đóng góp của quý vị, xin vui lòng gửi về:
Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Thiên Đức
Đại chỉ: Số 9 phố Vạn Phúc, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội: ĐT: 043.7621471
Tài Khoản: Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Thiên Đức.
Số Tài khoản:  4102 1200 0423 3704 0010
Tại: Ngân Hàng Bưu Điện Liên Việt - PGD Trần Đăng Ninh - Hà Nội
Xin chân thành cảm ơn!
                                                                          Phú Thọ, ngày..... tháng...... năm 2015
                                                                                      Trụ Trì Chùa Thiên Long
                                                                                                     (Đã ký)

                                                                                   Đại Đức Thích Minh Nghiêm
        - - - - - - - - - - - -o- - - - - - - - - - o - - - - - - - - - - o - - - - - - - - - - - o - - - - - - - - - - -

QUẦN THỂ VĂN HÓA TÂM LINH

Cổng tam  quan chùa Thiên Long
(Cổng Tam Quan)
Giáo lý phât giáo luôn gần gụi
(Giáo lý Phật Giáo luôn gần gũi bên ta)
Đức Địa Tạng Vương - thiên đức vĩnh hằng viên
(Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát)
Phật A Di Đà
(Phật A - Di - Đà - Cao 48 m - Trên đỉnh đồi Đại An)
(Các vị Tôn giả - Trên Trục thần đạo)
(Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)
(Trục Chính dẫn lên Chùa - Cùng 500 Vị Tôn Giả)
(Cùng quang cảnh Hùng tráng bao la giữa Trời - Đất - Khí - Nước)
            - - - - - o- - - - - - - - - - o - - - - - - - - - - o - - - - - - - - - - o - - - - - - - - - - 0 - - - - - - -

Các Chương trình trong Tháng 7 - Mùa Vu Lan - Tại Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.

Công Đức - Ngói - Lợp mái Chùa Thiên Long (...click tại đây...)

Tham gia Lễ Phóng Sinh tại Dự án (... click tại đây...)

Tham gia - Tiệc Chay - Tháng 7 Mùa Vu Lan (... Click tại đây...)

Lịch trình - Thăm quan - Tháng 7 - Miễn Phí. (... Click tại đây...)

Quý khách cần tìm hiểu thông tin và hỗ trợ khách hàng.

Xin liên hệ:  Nguyễn Phương Nam - 09 85 85 99 72 - 091 858 9466 (Phục vụ 24/24)

Email: namnp@thienducvinhhangvien.com

Trụ sở chính: Số 9 Vạn Phúc - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội - 043.7621471

Văn phòng giao dịch: 135 Phùng Hưng - Cửa Đông - Hoàn Kiếm - Hà Nội - 043.8266688









Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Dịch vụ xe điện đưa đón khách đi thăm quan - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Dịch vụ xe điện đưa đón khách đi thăm quan - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

các vị tôn giaCông
viên nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh viên quy mô hiện đại nhưng vẫn giữ được
nét đẹp của thiên nhiên, tạo nên sự gần gũi giữa con người với con
người. Với quy mô của dự án, được sự đầu tư đồng bộ, Thiên Đức Vĩnh Hằng
Viên ngày càng khẳng định thương hiệu của mình. Chất lượng dịch vụ phục
vụ khách hàng luôn được Chủ đầu tư quan tâm và đặt lên hàng đầu. Năm
2014, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Đức đã đưa hệ thống xe điện
hiện đại để phục khách thăm quan cũng như những khách hàng tới thăm nom
mộ phần.

                

Công viên nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên quy mô hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp của thiên nhiên, tạo nên sự gần gũi giữa con người với con người.



Với
quy mô của dự án, được sự đầu tư đồng bộ, Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên ngày
càng khẳng định thương hiệu của mình. Chất lượng dịch vụ phục vụ khách
hàng luôn được Chủ đầu tư quan tâm và đặt lên hàng đầu. Năm 2014, Công
ty cổ phần đầu tư xây dựng Thiên Đức đã đưa hệ thống xe điện hiện đại để
phục khách thăm quan cũng như những khách hàng tới thăm nom mộ phần.




Khi
khách hàng tới Thiên Đức, khách hàng sẽ cảm nhận được sự chân thành của
toàn thể nhân viên, với những nụ cười thân thiện, những ánh mắt trìu
mền những lời mời từ đáy lòng mình. Với giá trị cốt lõi "Vẹn tròn hiếu nghĩa - Phúc hưởng thiên thu" - Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên sẽ ngày càng khẳng định thương hiệu - Sản phẩm, dịch vụ Chất lượng - Uy tín.





Cám ơn Quý khách hàng đã quan tâm tới Dự án Công viên Nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên của chúng tôi, Để biết thêm thông tin xin liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Thiên Đức

Chuyên viên tư vấn : Nguyễn Phương Nam - 09.8585.9972 & Nguyễn Hồng Vân - 091 858 9466

Mail: namthienducvinhhangvien@gmail.com

Trụ sở chính: Số 9 Vạn phúc, P.Liễu Giai, Q. Ba Đình, TP.Hà Nội

Văn phòng giao dịch: Số 135 Phùng Hưng, P.Cửa Đông, Q.Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội



Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên