Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Những đứa trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Những đứa trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT



Đa
số những gia đình đang lay lắt mưu sinh trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa
– TPHCM đều có từ 1-3 đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học. Cuộc sống của
chúng diễn ra hàng ngày trên những ngôi mộ và đang ảnh hưởng rất lớn đến
chúng.



 1.Hằng ngày mong có nhiều người đến viếng mộ:
Buổi
trưa với  ánh nắng bắt đầu gay gắt, nhưng một nhóm 5-6 đứa trẻ, đủ lứa
tuổi, vẫn đang mải mê chơi đùa quanh những ngôi mộ. Gần đó, một nhóm
khác đang đá bóng. Tôi lại gần một nhóm trẻ đang ngồi vắt vẻo trên mộ
bắt chuyện với cậu bé lớn nhất: “Ủa, tụi con không đi học sao mà giờ này
chơi ở đây?”.
Cậu
bé vừa đáp vừa hỏi liến thoắng: “Con nghỉ học lâu rồi chú ơi. Chú đi
thăm mộ hả? Mộ người nhà chú ở đâu?”. Nghe câu trả lời thật của tôi, cậu
bé bảo: “Nếu không phải chú đi thăm mộ thì thôi”, rồi quay sang xem đá
bóng tiếp. Tôi móc bóp, lấy tờ 20 ngàn đưa cho cậu. Cậu bé cầm tiền,
không quên cám ơn rồi hỏi: “Con tên Hoàng, chú muốn hỏi gì?”.
Anh
Nguyễn Văn Anh và 2 đứa nhỏ trong căn nhà lụp xụp giữa nghĩa trang.
Hoàng cho biết, năm nay 12 tuổi, nhà ở trong nghĩa trang. “Đưa chú đến
nhà cháu được không?”, tôi hỏi. Hoàng đáp: “Chú tự đến đi, con chỉ đường
cho, gần ngay đây hà. Có ba mẹ với chú con ở nhà đó. Thấy nhà nào có
mấy đống ve chai ngoài sân là nhà con”.

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa2 

Anh Nguyễn Văn Anh và hai đứa trẻ trong căn nhà lúp xúp ở khu đất nghĩa trang
Theo
hướng dẫn của Hoàng, tôi vòng vèo một hồi và nhận ra nhà Hoàng. Căn nhà
từ vách đến mái đều bằng tôn. Ngoài sân, một nhóm người lớn đang ngồi
trên chiếc giường cũ, bao quanh họ là những bao ve chai khiến không khí
phảng phất mùi rác thải các loại.

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa3

 Chị
Thoa, mẹ Hoàng kể: “Vợ chồng tôi từ An Giang lưu lạc lên đây cũng hơn
20 năm rồi, lúc đó chưa có con, chẳng có điều kiện thuê nhà ở nên dắt
díu nhau vào đây, giăng mấy tấm áo mưa cũ lên ở tạm. Ban đầu cả 2 vợ
chồng sống bằng nghề chăm sóc mộ, cũng đủ trang trải qua ngày, nhưng
đến lúc sinh 2 đứa con thì bắt đầu khó khăn. Mấy năm nay khu 
đất nghĩa trang đóng cửa, không cho chôn cất nữa nên càng khó khăn hơn”.
Hiện
nay, chị Thoa đã “chuyển nghề” tư chăm sóc mộ sang đi lượm và thu mua
ve chai. Còn anh Hùng, chồng chị, thì đi làm thợ hồ, khi nào rảnh, có
khách kêu chở, anh chạy xe ôm kiếm thêm.

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa4


Anh Nguyễn Văn Anh và 2 đứa nhỏ trong căn nhà lụp xụp giữa nghĩa trang

Cách
nhà chị Thoa không xa là nhà chị Liên, đang sống cùng 3 đứa con, đứa
lớn nhất 15 tuổi, nhỏ nhất mới 6 tuổi. Cuộc mưu sinh vất vả, lại không
có hạnh phúc gia đình khiến chị Liên nhìn lớn hơn cái tuổi ngoại tứ tuần
rất nhiều. Chị kiếm tiền bằng công việc quét dọn, chăm sóc mộ ở nghĩa
trang Bình Hưng Hòa và bán vài thứ hoa quả, vàng mã kiếm thêm. “Cùng
đường không biết đi đâu mới phải vào đây thôi chú ạ”. Tôi hỏi:
“Thu nhập có khá không?”. Chị đáp: “Thất thường lắm. Những ngày
rằm, lễ tết, người ta đi thăm mộ nhiều, may thì kiếm được trăm ngàn,
còn không thì vài chục, có khi cả ngày chẳng có đồng nào”.
Gia đình ông Năm Gò Công đã “định cư” với những ngôi mộ trong dat nghia trang ngót
2 chục năm nay. Do cuộc sống, thu nhập bấp bênh nên chỉ có người
con trai út, đang làm bảo vệ ở bên ngoài là lấy vợ, 3 người anh trai
của cậu dù đã trên dưới 40 tuổi nhưng vẫn độc thân. “Tụi nó
bảo nghèo thế này ai dám lấy. Mà lấy vợ, sinh con rồi không lo được
cho nó còn khổ hơn. Tui rầu lắm chú ạ, mình gần đất xa trời rồi mà
không lo nổi cho con”, ông Năm nó
i.

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa5

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa6
 Chơi đùa bên những nấm mộ

2. Tương lai của các e mờ mịt:
Ngay
từ khi mới sinh ra, những đứa trẻ ở đây đã làm bạn với mộ, chính vì
thế, trong đầu chúng hình như không có khái niệm sợ. Khi tôi hỏi: “Ở
trong nghĩa trang, toàn mồ mả vậy có sợ không?”, thì những đứa trẻ
sinh ra ở đây đều có câu trả lời giống cha mẹ chúng “Dạ không, quen rồi
chú”. Còn những đứa đến đây lúc vài tuổi thì câu trả lời là: “Hồi đầu
thì sợ, nhưng giờ cũng quen rồi”. Chị Liên kể: “Hồi mới đến, tụi nó sợ,
cứ khóc hoài, kêu mẹ đi chỗ khác ở. Nhưng tiền ăn còn không có, làm sao
đi? Đêm mưa, mấy mẹ con không dám ngủ vì sợ, cứ ôm nhau khóc”.
Sống
trong nghĩa trang, số phận kém may mắn khiến những đứa trẻ sống trong
cảnh thiệt thòi trăm bề. Hàng ngày, bạn của chúng chủ yếu là những ngôi
mộ. “Tụi con chỉ chơi với mấy đứa trong này thôi chứ ra ngoài chẳng đứa
nào chịu chơi chung cả”. “Tụi con hay chơi những trò gì?”, tôi hỏi. “Tụi
con thả diều, nếu đông thì đá banh, trốn tìm. Nhưng con chỉ thích những
ngày người ta đi thăm mộ nhiều thôi. Vừa có tiền vừa có bao nhiêu trái
cây, bánh kẹo ăn”, những đứa trẻ con chị Liên nói.

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa7


Dù còn nhỏ, những chúng cũng khát khao được vui đùa, học cùng các bạn cùng trang lứa bên ngoài nghĩa trang.
Ghé
thăm một căn nhà lụp xụp khác trong nghĩa trang, tôi không thấy người
lớn đâu, chỉ có 2 đứa trẻ đang chui dưới gầm giường chơi đùa. Đứa lớn
cho biết, cha mẹ em đi làm hết rồi. Tôi hỏi: “Cha mẹ em làm gì?”, em
đáp: “Mẹ con làm ngoài mộ, còn ba đi làm hồ hay chạy xe ôm con không rõ.
“Con có đi học không?”, tôi hỏi tiếp. “Dạ có, con đang học ở trường mái
ấm Thiên Ân”.

Do
là người trong phường, chỉ vì gia đình khó khăn nên anh Lê Văn
Dũng mới “cực chẳng đã” phải vào nghĩa trang cất chòi ở.
Chính vì thế, những đứa con anh may mắn được học đến hết cấp 3
và thoát cảnh sống chung với mộ. Đa số trẻ em trong những gia
đình khác, không được may mắn như vậy: thất học hoặc học chẳng đến
đâu. Phần vì giấy tờ tùy thân không rõ ràng, nhà ở tạm, thậm chí nhiều
đứa không có cả giấy khai sinh. Phần cha mẹ chúng tất tả lo miếng ăn
hàng ngày, chẳng còn thời gian nghĩ đến chuyện học cho chúng.

Những đứa  trẻ sống bên mồ mả nghĩa trang Bình Hưng Hòa9


 Tương lai 2 đứa cháu nội của ông Năm Gò Công sẽ ra sao?
“Thằng
Hoàng nó rất thông minh, ham học, nhưng hoàn cảnh khó khăn quá, không
có điều kiện. Tụi tôi ở đây là ở chui, không có giấy tờ gì. Lúc đầu mấy
anh ở phường cũng giúp, cho nó đi học, nhưng cháu chỉ học được hết lớp 3
thì nghỉ, vì không có người lớn chăm sóc, cháu hay theo nhóm bạn ra
 nghĩa trang kiếm
tiền, riết rồi quên học luôn. Muốn cho tụi nhỏ đi học lắm, nhưng ngay
cả miếng ăn hàng ngày còn không ổn định, nói gì đến chuyện học”, anh
Hùng, chồng chị Thoa, nét mặt buồn thảm, nói.
Riêng
3 đứa con của chị Liên, may mắn hơn khi hiện đều đang đi học, dù học
không đúng tuổi. Trong đó, dậu con trai lớn đang học lớp 6 ở Trung tâm
giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú. Đứa thứ 2 năm nay 12 tuổi và cậu con út
cũng đang được cắp sách đến học tại Mái ấm Thiên Ân trong quận. “Con
chỉ ước có nhà như mấy bạn ngoài kia để con được đi học, có nhiều bạn.
Cho mẹ con đỡ khổ thôi”, Tuấn, con trai lớn của chị Liên nói.
Tôi đang chuẩn bị rời khu đất nghĩa trang thì
trời lại bất chợt đổ mưa. Những đứa trẻ đang len lỏi chơi ngoài nghĩa
trang nháo nhác chạy vào những ngôi mộ có mái che đẹp hơn nhà chúng để
trú. Có lẽ, đấy cũng là nơi chúng vẫn thường trú mưa trú nắng?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét