Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Đạo Hiếu - Chân - Thiện - Mỹ - Tại vùng đất địa linh Thiên Đức vĩnh hằng - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Đạo Hiếu - Chân - Thiện - Mỹ - Tại vùng đất địa linh Thiên Đức vĩnh hằng - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Mỗi năm cứ đến Rằm tháng 7, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu Lan - Báo Hiếu. Vu Lan mang tính nhân văn cao cả, gợi lên tình người thắm thiết, còn được gọi là Ngày kết nối yêu thương. Ngày lễ hội văn hóa tình người,...tính nhân văn đó được phổ biến rộng rãi trong xã hội Việt Nam. 


          Ngày Vu Lan không còn là ngày mang tính tôn giáo chỉ riêng với Đạo Phật, mà đã thấm sâu vào lòng dân tộc, ấm đượm tình người, là một yếu tố có thể sưởi ấm tâm hồn làm cho con người trở nên thanh lương, không còn bơ vơ lạc loài cô đơn. Chúng ta phải biết ơn và báo đáp ân nghĩa mình được cưu mang mới xứng đáng là con người hiện hữu trên cuộc đời này.
(Ảnh gia đình sum vầy - đoạn tụ)
          Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân. Tri ân luôn đồng thời với báo ân giống như nói tâm hiếu luôn gắn liền với hạnh hiếu. Muốn thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ thì phải đền đáp công ơn dưỡng dục. Khi cha mẹ còn sống, cần hết lòng phụng dưỡng, cư xử phải hết mực cung kính, nếu đã mất thì nên làm mọi thiện sự nhằm hồi hướng công đức để kẻ sống lẫn người mất đều được hưởng lợi ích. Người ta thường cầu siêu bạt độ, để người chết hết bị đọa đày. Người còn sống thiếu thốn khó khăn thì được người khác hướng tâm bằng tấm lòng từ bi, ban vui và cứu khổ. 
địa tạng vương - bồ tát
(Địa Tạng Vương Bồ Tát - Cao 12m - Tại Công Viên Nghĩa Trang Thiên Đức vĩnh hằng viên)
      Với hình ảnh Địa Tạng Vương - Bồ Tát thường được mô tả là một tỉ khâu trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm Tích Trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm Ngọc Như Ý tượng trưng ánh sáng xua tan bóng đêm của cõi a tỳ. Tượng Địa Tạng Vương được xây dựng trên đỉnh đổi Kim Quy trong dự án Thiên Đức Vĩnh hằng viên Phú Thọ với chiều cao 12m, nằm giữa Trục Thần Đạo, hành lang hai bên là 500 vị Tôn giả được thiết kế tinh xảo, đứng giữa trời xanh, như đang phổ độ, bảo vệ vong linh toàn dự án. Đại hiếu Tôn giả Mục Kiền Liên Bồ Tát luôn là tấm gương sáng để hậu thế noi theo, hình ảnh ngài hiện hữu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và chữ "HIẾU" cũng là  Trọng tâm - Kim Chỉ Nam - Điểm Cốt Lõi của dự án Thiên Đức vĩnh hằng viên - Để nơi đây không đơn thuần là một Công viên nghĩa trang bình thường - Mà sẽ trở thành điểm đến của Giá trị Văn hóa - Giá trị Nhân Văn - Giá trị của CHÂN - THIỆN - MỸ . 
" Vẹn Tròn Hiếu Nghĩa - Phúc Hưởng Thiên Thu" 
      Đạo Phật là đạo Hiếu sinh, chúng tao phải sống hiếu kính, hiếu dưỡng với cha mẹ và người trên, hiếu hòa với người dưới và hiếu sinh với vạn loại. Đó chính là nguồn cội cho điểm khởi đầu vô cùng quan trọng, nên có thể nói tâm hiếu là căn bản cho mọi tình cảm tốt đẹp của loài người, con người không có tâm hiếu chẳng khác nào xây tòa nhà đạo đức không có nền móng. Và Chùa Thiên Long được xây dựng trên nền móng đạo đức của lòng Hiếu sinh - Từ Bi - Hỷ xả. Đây sẽ là nơi Dưỡng tâm, tu học, tu nhân hướng thiện là một điểm đến của cả quần thể văn hóa Tâm linh trong Công viên Nghĩa trang Thiên Đức. Được xây dựng bên cạnh Hồ Lục Thủy với hình hài bàn tay Ấn chỉ của Phật A Di Đà - len lỏi khắp các quả đồi, với diện tích trên 1000m2, tọa lạc nơi có chỉ số năng lượng cao nhất, chùa sẽ là nơi hành lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã khuất và là nơi bảo trợ cho các vong linh. Hiện nay Chùa Thiên Long đang trong quá trình thi công và hoàn thiện, với công cuộc kêu gọi Phát tâm vô lượng - các Phật tử, các thiện nam, tín nữ, các nhà hảo tâm... cùng chung tay góp sức để Chùa Thiên Long và quần thể Tâm Linh tại Thiên Đức vĩnh hằng viên sớm đi vào hoạt động nhằm phục vụ lợi ích cho con người tạo giá trị bền vững lâu dài vĩnh cửu bên "ngôi nhà chung Vĩnh Hằng Thiên Đức".
Cổng Chùa Thiên Long - Thiên Đức 
   
     Công viên Nghĩa Trang Thiên Đức vĩnh hằng tọa lạc tại Xã Trung Giáp & Bảo Thanh, huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ. Là một nơi có vị trí phong thủy đẹp, toàn bộ khuôn viên mộ phần được quy hoạch trên những sườn đồi đất hình bát úp - với độ cao thoai thoải - theo hình thể ruộng bậc thang. Khiến không gian luôn mở rộng, tầm nhìn thoáng, các khuôn viên không bị che lấp. Là vùng đất Địa Linh - Đất Tổ Vua Hùng - gắn với nhiều truyền thuyết đi cùng với lịch sử hùng tráng. Thiên Đức vĩnh hằng viên là một Đại huyệt lớn - nằm giữa Sông Lô & Sông Hồng - hai dòng nước dẫn khí của hai Đại Long Mạch đó là Thiếu Tổ Sơn Tam Đảo và dãy Tản Viên Ba Vì.
(Ví trí phong thủy - Thiên Đức vĩnh hằng viên)
Sa bàn tổng thể  thiên đức vĩnh hằng viên...
(Sa bàn tổng thể Thiên Đức vĩnh hằng viên)
         Điều đặc biệt khi quý khách đến nơi đây sẽ cảm nhận thấy một không gian thoáng đãng, một màu xanh ngút ngàn, cảnh vật, con người đều thân thiện với thiên nhiên, thật thà chân chất với nét đơn sơ mộc mạc...khác hẳn với thế giới bên ngoài. Đến nơi đây tình cảm con người với con người luôn cởi mở, tình cảm nhân viên với khách hàng luôn chân thành, tình cảm của người cha dành cho con, người cháu đối với ông bà... cùng rất nhiều câu chuyện khiến xao xuyến lòng người.
      Trong xã hội, mỗi gia đình đều có hoàn cảnh riêng, nhưng đã đến Thiên Đức là đến với ngôi nhà vĩnh hằng thì mọi người đều thay đổi, bởi nơi đây Tôn Vinh Đạo Hiếu nghĩa, của những người con, người cháu đối với ông bà Tổ tiên, cha mẹ. Mọi người xích lại gần nhau, những hiềm khích xã hội, gia đình đều bị gạt bỏ, thắp một nén tâm nhang cũng đủ chúng ta, những người con hiếu thảo, để tưởng nhớ lại những kỷ niệm thân yêu, những khoảng khắc tuyệt vời của người thân.
        Nếu quý khách đã có lần nào lên thăm quan Thiên Đức, thật chú ý - quý khách sẽ nhận ra một điều, đó là rất nhiều trẻ con, được bố mẹ, anh chị, ông bà cho đi cùng lên Nghĩa trang... Bọn trẻ thật vô tư, vui đùa thỏa thích, đuổi gà, đuổi chim, câu cá, đánh cờ, mà rất ít, rất ít những nơi khác có được không khí này. Vì nơi đây là một nơi để gia đình đoàn tụ, là chỗ giáo dục cho thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, là nơi hàn gắn những tình cảm đã từng bị tổn thương trong gia đình. Mùa Vu Lan sắp tới - Tại Gia đình Thiên Đức - Ngôi nhà chung Vĩnh hằng sẽ đón đợi, tiếp đón những gia đình đã lựa chọn chúng tôi và cho phép chúng tôi được trở thành môt trong những thành viên của gia đình trong công cuộc chăm sóc những giấc ngủ ngàn thu, là người bảo vệ... để mọi việc Tâm linh này luôn được viên mãn.

         Đến với Thiên Đức vĩnh hằng viên - Quý khách có thể cảm nhận được cái đẹp qua từng nụ cười, cử chỉ của nhân viên, của con người nơi đây. Hành xử lễ phép, cung kính, thái độ phục vụ nhiệt tình, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, thông tin đầy đủ, trả lời chân thành - Đó là nét đẹp đầu tiên của "Chân". Khía cạnh thứ nhất, nói về chân” thì có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống, gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Nếu sống trung thực thì trong cách đối nhân xử thế sẽ không quan hệ giao tiếp chỉ bằng hình thức mà bằng cả tấm lòng chân thành, không giả dối, không hư ngụy. Vì thế, sự chân thật rất cần thiết đối với con người và không thể thiếu trong môi trường làm việc tại Thiên Đức.
 lễ tân đón tiếp khách hàng tại  thiên đức vĩnh hằng viên
       "Thiện" thì sao? việc đầu tiên chúng ta hãy nghĩ - đây là việc làm tâm đức - giúp cho gia đình và xã hội có một nơi mồ yên mả đẹp, đã là một điều tốt, một điều thiện. Nhìn xa hơn - "Thiện" là sống tốt - đó là hạnh phúc - mục đích cuối cùng của cuộc sống, phải giải quyết vấn đề hạnh phúc và thú vui, khẳng định thú vui phải đặt trong phạm vi thiện, gắn với phẩm chất đạo đức, như vậy hạnh phúc mới là một giá trị đích thực. "Thiện" là sống tốt giúp đời, hướng tới cái thiện là tạo cho con người biết độ lượng bao dung, biết tha thứ và thông cảm, biết che chở đùm bọc và cưu mang giúp đỡ... Cũng từ đó "Lời hứa Thiên Đức vĩnh hằng viên" chính thức ra đời - đó là tâm nguyện của Chủ Đầu Tư dự án - mong muốn bù đắp lại những gì còn thiếu sót trong cuộc sống mà con người chúng ta đã từng mất đi hoặc mong muốn...
       Đối với xã hội, ngôi chùa có vị trí vô cùng quan trọng trong lòng dân tộc, vì đây chính là nơi giúp con người chọn được lẽ sống hướng thiện, xóa mờ cái ác, tạo được niềm an vui hạnh phúc, đóng góp vào sự an bình của xã hội để tất cả cùng vui sống lành mạnh, tự do. Hướng tới cái thiện là hướng tới lương tâm, lương tri và lòng trắc ẩn. Tu theo đạo Phật là nguyện đoạn các điều ác, nguyện làm tất cả điều lành, nguyện thành Phật độ tất cả chúng sinh. Và Chùa Thiên Long tại Thiên Đức vĩnh hằng viên đã được xây dựng trên nền tảng đó, là gốc của "Thiện", nơi đây sẽ là trung tâm văn hóa tâm linh của dự án, là nơi chư Tăng, Phật tử chiêm bái, tu học, tu nhân hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của Tỉnh Phú Thọ, là nơi cầu an, cầu siêu hàng năm cho hàng vạn vong linh đang nằm tại Ngôi nhà Vĩnh hằng Thiên Đức..
(Cổng tam quan - Chùa Thiên Long)
quang cảnh tổng thể chùa Thiên long - tại Thiên Đức vĩnh hằng viên
(Tổng thể Chùa Thiên Long)
         Khía cạnh thứ ba, nói về Mỹ” tức là thẫm mỹ. Con người có chân thật, có thiện mà không có thẩm mỹ thì cuộc sống khô khan chưa được gọi là toàn bích. Cái đẹp của vóc dáng hình hài phải gắn liền song song với cái đẹp của đức hạnh, tư cách, nết na. Loài người có xu hướng vươn tới cái đẹp, chính là thẫm mỹ. Nếu chúng ta chân thật tận cõi lòng, hướng đến chân lý, tìm về nẻo thiện và làm tất cả mọi hạnh lành thì sẽ đạt được thẫm mỹ của cuộc sống. Đức Phật vốn biết chúng sanh luôn ưa chuộng cái đẹp nên mới thị hiện thân tướng của Ngài thật đẹp với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để tiếp cận và tiện bề giáo hóa chúng sanh. Có thể nói, trên thế gian chưa một ai có nhân dáng và hình hài đẹp bằng Đức Thế Tôn. Ngài đẹp cả về vóc dáng, đức hạnh và trí tuệ siêu phàm. Ngài có tấm lòng từ bi, hỷ xả, độ lượng và bao dung.
(Đức Thế Tôn - A DI Đà - Cao 48m - trên đỉnh đồi Đại An)
          Tại Thiên Đức vĩnh hằng viên, quý khách sẽ cảm nhận và tự cảm nhận những nét đẹp nơi đây, rất sâu sắc và thâm thúy, có chiều sâu và tinh tế. Những nụ cười mến khách, thái độ phục vụ nhiệt tình, thấy sự khó khăn hoặc cần trợ giúp là giúp ngay đó là Cử chỉ đẹp. Lời nói chân thật, thông tin đầy đủ, cử chỉ lễ phép, hành động cẩn thận đó là Nết đẹp. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng khách hàng, trợ giúp an ủi, chia sẻ động viên giúp đỡ đó là Ngôn ngữ đẹp. Tính nết đoan chính, kỷ luật nghiêm minh, không lời lỗ mãng đó là Ý đẹp. Luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi cái hay - rút kinh nghiệm cái chưa được đó là Trí tuệ đẹp. Phụng dưỡng cha mẹ, chu cấp người cô quả, cúng dường Tăng Ni đó là Tâm hồn đẹp. Phá vỡ màn vô hình, hướng dẫn con người đến cái Thiện, mở rộng giáo lý Phât pháp đó là cái đẹp của Từ bi - hỷ xả.... 
         Các mảnh đất, khuôn viên nơi đây không còn vô cảm, bởi nó đã được bao bọc bởi tình yêu thương giữa con người với con người với nhau. Đôi khi những khuôn viên không còn mang tên "Lô, Số" nữa mà thay vào đấy là những từ: "Mảnh đất của những người bạn", "Mảnh đất những người đồng đội" , "Mảnh đất của sự đoàn kết" hay "Mảnh đất của người con khó tính"... Những mảnh đất mang bao tình thương yêu sâu đậm của người cha dành cho con, của người con dành cho mẹ, của người cháu dành cho ông, mỗi một mảnh đất đều có một câu chuyện xúc động, khách hàng và nhân viên đã không còn khoảng cách, họ như những người thân trong cùng một gia đình. Chúng tôi, những người con Thiên Đức rất vinh dự được phục vụ -  Tất cả đều vì một chữ Hiếu - Nghĩa mà đến được với nhau.  Để giá trị Nhân Văn - Giá trị Văn Hóa - Giá trị Chân - Thiện - Mỹ - sẽ mãi mãi bền vững và hiện diện trên vùng đất Linh thiêng này.
 
       Đó là chân lý hiện sinh mà mỗi người có thể trải nghiệm ngay trong đời sống hiện tại này. Chân lý ấy là cái chung mà mỗi chúng ta đều có thể vươn tới, vì chân-thiện-mỹ không chỉ dành riêng cho bất cứ một ai. Bởi lẽ, chân thật cõi lòng, hướng đến đời sống thiện lành và đạt được thẫm mỹ thì cuộc sống sẽ đạt được chân lý hiện sinh. Đó chính là lẽ sống mà tất cả chúng ta thường chúc nhau đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Nguồn: Thiên Đức Vĩnh Hằng viên



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét