Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Hướng dẫn cách cúng bái, vái, lạy, lễ tổ tiên theo phong tục - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Hướng dẫn cách cúng bái, vái, lạy, lễ tổ tiên theo phong tục - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Hướng dẫn cách cúng bái, nghi thức cúng gia tiên theo đúng nguyên tắc phong tục tập quán, định nghĩa của cúng, khấn, vái và lạy.

I. Nghi-Thức Cúng Gia-Tiên

Khi
cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc
“đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn
cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi
những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương)
đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa
lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên
quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình
ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu
nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn
rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu
bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì
phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn,
Vái, và Lạy.


II. Định-Nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy

a. Cúng

Khi
có giỗ Tết, gia-chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ-bàn, chén bát,
đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến
(đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu-kính, biết ơn, và cầu
phước-lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình-thường, cúng là
thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.
b. Khấn (*)

Khấn
là lời cầu-khẩn lầm-rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ
liên-quan đến các chi-tiết về ngày tháng năm, nơi-chốn, mục-đích buổi
cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời
hứa.
Sau khi khấn, người ta thường
vái vì vái được coi là lời chào kính-cẩn. Người ta thường nói khấn vái
là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm
khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)
c. Vái

Vái
thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái
thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để
trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau
đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi
ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem
phần sau).

d. Lạy

Lạy
là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và
thể-xác đối với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. Có
hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường
hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang
ý-nghĩa khác nhau.

- Thế Lạy Của Đàn Ông

Thế
lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước
ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp
xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp
xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp
đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó cất người lên bằng
cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên
và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà
đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái
đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy
(xem phần Ý-Nghĩa của Lạy dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi
lui ra.
Có thể quì bằng chân phải hay
chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy
trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn-bị
cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn
tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo
kiểu này rất khoa-học và vững-vàng. Sở-dĩ phải quì chân trái xuống trước
vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng-bằng cho khỏi
ngã. Khi chuẩn-bị đứng lên cũng vậy. Sở-dĩ chân trái co lên đưa về phía
trước được vững-vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
Thế
lạy phủ-phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa
hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng-thời quì hai đầu gối xuống
luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà
không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy
đã tập-luyện hằng-ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh-thoảng quí cụ mới
đi lễ chùa, phải cẩn-thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của
mấy Thầy thì rất có thể mất thăng-bằng.
- Thế Lạy Của Đàn Bà

Thế
lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về
phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc
áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo
sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để
ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó
mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp
đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai
giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp
hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy
tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ý Nghĩa của Lạy dưới đây). Lạy
xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Cũng
có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu,
để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai
tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe
hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục
lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và
đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.
Thế
lạy của đàn ông có vẻ hùng-dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các
bà có tính cách uyển-chuyển tha-thướt, tượng-trưng cho âm. Thế lạy của
đàn ông có điều bất-tiện là khi mặc âu-phục thì rất khó lạy. Hiện nay
chỉ có mấy vị cao-niên còn áp-dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong
dịp lễ Quốc-Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà
thôi.
Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền-thống rất có ý-nghĩa
của người Việt ta. Nó vừa thành-khẩn vừa trang-nghiêm trong lúc cúng
tổ-tiên. Nếu muốn giữ phong-tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh-niên
phải có lòng tự-nguyện. Muốn áp-dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn
ông, ta phải tập-dượt lâu mới nhuần-nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi
việc sẽ thành.

III . Ý-Nghĩa của Lạy và Vái

Số
lần lạy và vái đều mang một ý-nghĩa rất đặc-biệt. Sau đây chúng tôi xin
trình-bày về ý-nghĩa của vái và lạy. Đây là phong-tục đặc-biệt của Việt
Nam ta mà người Tàu không có tục-lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3
lạy hay vái 3 vái mà thôi.
a. Ý-Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái

Hai
lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể
lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu, nếu là vai dưới của người quá-cố như em,
con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.
Nếu
vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý-nghĩa của ba vái này,
như đã nói ở trên là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác.
Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn,
các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc
cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v.
v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài
đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4
vái.
Theo nguyên lý âm-dương, khi
chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy
này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự
sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.
b. Ý-Nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái

Khi
đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng-trưng cho Phật, Pháp, và Tăng
(xin xem bài về “Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo” đã được phổ biến
trước đây và sẽ được nhuận sắc và phổ biến). Phật ở đây là giác, tức là
giác-ngộ, sáng-suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều
chánh-đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong-sạch,
thanh-tịnh, không bợn-nhơ. Đây là nói về nguyên-tắc phải theo.
Tuy-nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có
khi 4 hay 5 lạy.
Trong trường-hợp
cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu-phục, nếu cảm thấy khó-khăn trong khi lạy,
ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.
c. Ý-Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái

Bốn
lạy để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bốn lạy
tượng-trưng cho tứ-thân phụ-mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây:
thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái
Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao-gồm cả cõi
âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương
vào đó để làm chỗ trú-ngụ.
Bốn vái dùng để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp-dụng thế lạy.
d.Ý-Nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái

Ngày
xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng-trưng cho ngũ-hành (kim, mộc,
thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng-trưng cho trung-cung tức là hành-thổ màu
vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng-trưng cho bốn
phương (đông, tây, nam, bắc) và trung-ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay,
trong lễ giỗ Tổ Hùng-Vương, quí-vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì
Tổ Hùng-Vương là vị vua khai-sáng giống nòi Việt.
Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp-dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì-giờ để mỗi người lạy 5 lạy.
IV Kết Luận

Phong
tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không
giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng
thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta,
con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như
thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên,
và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
Thờ
cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu
thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của
người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.
(*)
Góp ý thêm :Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời
khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy
nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.
Lễ khấn gồm các thủ tục như sau:

1.
Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì
khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé
cửa chứ không đóng được cửa kín mít.
2. Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ Linh về hưởng lễ giỗ.
3. Và sau đây là một đoạn khấn theo lối xưa:
Duy
.....quốc.....Tỉnh/Thị xa.... trang/gia tại... (số nhà). Việt lịch thứ
488..., thử nhật ... (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là
Hiển khảo/Tỷ.. (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngọai thì
thêm chữ tổ - hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành
kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ
mẫu/cô di v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ
khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di
tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.
Cúng giỗ

Theo
tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên
ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã
khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình
trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người
sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên
mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc
gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình,
chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào
loại thuần phong mỹ tục.

* Ngày cúng giỗ

Ngày
giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của
tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
Nguyên
ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ
có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ
vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà
con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì
bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản
lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả
hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả
nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng
ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.
* Mấy đời tống giỗ

Theo
gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần
chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới
mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
Theo
nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và
tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời
làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can),; cụ (hay cô), ông bà,
cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà
nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.
* Cúng giỗ người chết yểu

Những
người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc
mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng
chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có
cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh
ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay
toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con
cháu người thừa tự đó tiếp tự.
Những
người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục
lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với
tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại
lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt
bên cạnh mân, coi như người thân còn sốngtrong gia đình. Ðiều này không
có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân
nhân đã khuất.
Giỗ tết, Tế lễ

Hướng dẫn cách cúng bái, vái, lạy, lễ tổ tiên theo phong tục

Quan
niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do
tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực
vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay
vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống
đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc
trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.

ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được
nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần
hay nhân thần nào đó. Người ta "sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó
không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước
tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai của thần, nhưng
thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.
Ngày
nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà
chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng
trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về
nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm
lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh
bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở
chỗ ô uế.
Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ
thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng
gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có
gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.
Sưu tầm

Lưu ý khi sắm lễ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Lưu ý khi sắm lễ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT



Sắm lễ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy
được coi là để "cứu giúp" linh hồn khốn khổ, hoặc "hối lộ" để khỏi bị
các oan hồn quấy phá, để được họ "hỗ trợ".
Cúng
rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu
tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và
cúng thí thực cô hồn.
Ngoài
việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn
có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi
nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… Thời gian cúng có thể
cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

Mâm cỗ chay cúng ngày Rằm tháng Bảy
Sắm lễ cúng cô hồn

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú
ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Có thể đọc bài văn khấn hoặc tụng Nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.
Cúng Phật

Trước
tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả
thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để
cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Cúng thần linh và gia tiên

Ngày
Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các
vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các
vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Một
số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc
đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm
lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp
trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những
yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Cúng chúng sinh

Cuối
cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn
khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở
kiếp trước...Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ
cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về
với tổ tiên.
Lễ
cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia
chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với
các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau
khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi
vô lượng nơi cửa chùa.


Huyền Thương

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ. - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ. - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Vĩnh Hằng
Viên – công viên nghĩa trang cái tên đã trở thành quen thuộc đối với
nhiều người. Đây là nơi tưởng niệm thiêng liêng để tưởng nhớ về những
người đã xa và được cho là nơi yên nghỉ hoàn hảo cho những người đã
khuất.


Đa số mọi người quan niệm nghĩa trang
là nơi lạnh lẽo, âm u... Nhưng, một khi đã đặt chân đến Công viên nghĩa
trang Vĩnh Hằng Viên – Phú Thọ bạn sẽ có những cảm nhận hoàn toàn khác.
Đây là chốn an nghỉ vừa bình yên vừa là địa điểm kết hợp nhiều yếu tố
khác như địa thế, phong thủy mang đến Phước Lành Lộc Phú cho con cháu
đời sau, bên cạnh đó là một không gian xanh tươi mát, thoáng đãng, gần
gũi với thiên nhiên. Tất cả đều tạo nên một không khí ấm áp, một nơi thể
hiện tình yêu thương, sự tôn vinh, lòng hiếu nghĩa của con cháu, gia
quyến đối với gia tiên.
Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.1


Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.2

Khu đất nghĩa trang tọa lạc giữa 2 con song – nơi dẫn khí luân hồi. Giữa lẻo đất thiêng Đền Hùng, xa xa là dãy Tam Đảo Thiếu Tổ Sơn Hùng Vĩ.



Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.3


Dự
án được nằm trong vùng đồi trung du Bắc Bộ với tổng diện tích giai đoạn
hơn 99 ha. Nằm gọn trong quần thể đất tổ Vua Hùng, có 9 quả đồi trong
99 quả đồi được hướng đến Đền Hùng (99 con voi trầu về đất tổ) trong sử
sách. Khẳng định nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt có một không hai
trên toàn quốc.
 Theo các chuyên gia,
nơi đây đã hội tụ đầy đủ các yếu tố phong thủy, sở hữu nét đẹp linh
thiêng, không kém phần tráng lệ tạo cảm giác thân quen gần gụi với mỗi
thân nhân khi bước chân đến đây.


Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.4

Tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên,
chúng ta không những chứng kiến các công trình kiến trúc mang đậm màu
sắc tâm linh theo truyền thống của người Việt Nam bao đời mà còn cảm
nhận một không gian xanh mướt bao phủ toàn bộ các mộ phần theo thiết kế
của những kiến trúc sư đầy kinh nghiệm.
Sở hữu vị thế tuyệt đẹp, Công viên nghia trang Vĩnh Hằng Viên tạo nên sự thanh tịnh, trang nghiêm của vùng đất linh thiêng cho người đã khuất bình yên trở về cõi vĩnh hằng.


Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.5





Công
viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý cấp giấy
chứng nhận tư số 181023000442 ngày 1-4-2011 và phê duyệt QH chi tiết tỉ
lệ 1 – 500 “ Xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng – Phú Thọ” ngày 3-
8 – 2011 tại huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ và giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâu dài vĩnh viễn.
Đến nay,
các hạng mục công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu năm
2015, đáp ứng được nhu cầu an táng theo tiêu chí văn minh hiện đại và đã
nhận được sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình từ phía cộng đồng.

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.









Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Lưu ý khi sắm lễ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Lưu ý khi sắm lễ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Sắm lễ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy
được coi là để "cứu giúp" linh hồn khốn khổ, hoặc "hối lộ" để khỏi bị
các oan hồn quấy phá, để được họ "hỗ trợ".
Cúng
rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu
tại nhà thường có 4 lễ: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, và
cúng thí thực cô hồn.
Ngoài
việc cúng Phật, cúng thần linh và cầu siêu cho gia tiên, người Việt còn
có lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi
nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… Thời gian cúng có thể
cúng từ ngày mùng 1 đến 15 tháng 7 (âm lịch).

Mâm cỗ chay cúng ngày Rằm tháng Bảy
Sắm lễ cúng cô hồn

– Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.
– Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Kẹo bánh. Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa)
Chú
ý: Không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.
Có thể đọc bài văn khấn hoặc tụng Nghi thức cúng thí thực cô hồn (cúng chúng sinh) trong Kinh Nhật tụng.
Cúng Phật

Trước
tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả
thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để
cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Cúng thần linh và gia tiên

Ngày
Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các
vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các
vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Một
số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc
đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm
lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp
trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những
yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Cúng chúng sinh

Cuối
cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn
khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở
kiếp trước...Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ
cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về
với tổ tiên.
Lễ
cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia
chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với
các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau
khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi
vô lượng nơi cửa chùa.


Huyền Thương

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ. - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ. - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Vĩnh Hằng Viên – công viên nghĩa trang
cái tên đã trở thành quen thuộc đối với nhiều người. Đây là nơi tưởng
niệm thiêng liêng để tưởng nhớ về những người đã xa và được cho là nơi
yên nghỉ hoàn hảo cho những người đã khuất.



Đa số mọi người quan niệm nghĩa trang
là nơi lạnh lẽo, âm u... Nhưng, một khi đã đặt chân đến Công viên nghĩa
trang Vĩnh Hằng Viên – Phú Thọ bạn sẽ có những cảm nhận hoàn toàn khác.
Đây là chốn an nghỉ vừa bình yên vừa là địa điểm kết hợp nhiều yếu tố
khác như địa thế, phong thủy mang đến Phước Lành Lộc Phú cho con cháu
đời sau, bên cạnh đó là một không gian xanh tươi mát, thoáng đãng, gần
gũi với thiên nhiên. Tất cả đều tạo nên một không khí ấm áp, một nơi thể
hiện tình yêu thương, sự tôn vinh, lòng hiếu nghĩa của con cháu, gia
quyến đối với gia tiên.

Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.1


Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.2

Khu đất nghĩa trang tọa lạc giữa 2 con song – nơi dẫn khí luân hồi. Giuwa lẻo đất thiêng Đền Hùng, xa xa là dãy Tam Đảo Thiếu Tổ Sơn Hùng Vĩ.



Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.3


Dự
án được nằm trong vùng đồi trung du Bắc Bộ với tổng diện tích giai đoạn
hơn 99 ha. Nằm gọn trong quần thể đất tổ Vua Hùng, có 9 quả đồi trong
99 quả đồi được hướng đến Đền Hùng (99 con voi trầu về đất tổ) trong sử
sách. Khẳng định nơi đây là vùng địa linh nhân kiệt có một không hai
trên toàn quốc.

 Theo các chuyên gia, nơi đây đã hội tụ đầy đủ các
yếu tố phong thủy, sở hữu nét đẹp linh thiêng, không kém phần tráng lệ
tạo cảm giác thân quen gần gụi với mỗi thân nhân khi bước chân đến đây.



Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.4

Tại Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên,
chúng ta không những chứng kiến các công trình kiến trúc mang đậm màu
sắc tâm linh theo truyền thống của người Việt Nam bao đời mà còn cảm
nhận một không gian xanh mướt bao phủ toàn bộ các mộ phần theo thiết kế
của những kiến trúc sư đầy kinh nghiệm.

Sở hữu vị thế tuyệt đẹp, Công viên nghia trang Vĩnh Hằng Viên tạo nên sự thanh tịnh, trang nghiêm của vùng đất linh thiêng cho người đã khuất bình yên trở về cõi vĩnh hằng.



Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên : nơi an nghỉ bên đất Tổ.5





Công
viên nghĩa trang Vĩnh Hằng Viên được UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý cấp giấy
chứng nhận tư số 181023000442 ngày 1-4-2011 và phê duyệt QH chi tiết tỉ
lệ 1 – 500 “ Xây dựng Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng – Phú Thọ” ngày 3-
8 – 2011 tại huyện Phù Ninh – tỉnh Phú Thọ và giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất lâu dài vĩnh viễn.

Đến nay, các hạng mục công trình đã
hoàn thành và đi vào hoạt động từ đầu năm 2015, đáp ứng được nhu cầu an
táng theo tiêu chí văn minh hiện đại và đã nhận được sự quan tâm, đón
nhận nhiệt tình từ phía cộng đồng.



Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên.









Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Đất Nghĩa Trang Đẹp Ở Hà Nội - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Đất Nghĩa Trang Đẹp Ở Hà Nội - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Theo các bậc ông cha ta thường nói, nghĩa trang được xem là nơi linh thiêng, an nghỉ của những người đã khuất, tiễn đưa họ bình yên đi về thế giới bên kia. Do đó các vùng đất nghĩa trang có quy mô, đầu tư lớn đã mọc lên, mang kiến trúc phù hợp với văn hóa tâm linh, phong cảnh trù phú và hoa lệ như thiên đường, ngũ hành âm dương hòa hợp phong thủy nhằm đáp ứng nhu cầu an táng người mất. Trong số đó không thể bỏ qua vùng đất nghĩa trang đẹp ở thành phố Hà Nội.


Đất nghĩa trang hà nội là một trong những nơi hội tụ rất nhiều công viên nghĩa trang trong đó có công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên với đầy đủ các yếu tố phong thủy, sở hữu nét đẹp linh thiêng đầy nghiêm trang nhưng không kém phần mỹ miều, tráng lệ, luôn mang đến cảm giác thân thuộc lạ kỳ đối với mỗi bước chân đặt đến. Bên cạnh yếu tố tâm linh, đất nghĩa trang Thiên Đức còn kết hợp với mô hình du lịch, thiết kế bao quanh bởi công viên cây xanh, hoa cỏ đầy thơ mộng, quy tụ sắc khí khắp 3 miền đất nước, mang đến sự giao cảm gần gũi giữa chốn dương gian và cõi vĩnh hằng. Mỗi khu mộ phần đều khoác trên mình một không gian, sắc thái phong thủy, văn hóa tôn giáo và tín ngưỡng riêng biệt, phủ đều nét độc đáo, tươi xanh như muốn giao hòa cùng đất trời.
đất nghĩa trang
đất nghĩa trang Thiên Đức được bình chọn là  khu đất nghĩa trang sinh thái đẹp nhất
Tọa lạc tại Phù Ninh - Phú Thọ cách Hà Nội khoảng 70km với địa hình đẹp gần Đền Hùng nơi đất tổ, đất nghĩa trang Thiên Đức ở thành phố Hà Nội tập hợp hầu hết tinh hoa, khí tụ của thiên nhiên, tạo nên sự thanh tịnh, nét nghiêm trang cũng vùng đất linh thiêng, luôn sẵn sàng “nghiêng mình” tiễn đưa người đã khuất bình yên về nơi 9 suối, mang đến phước lành – lộc phú cho thế hệ con cháu đời sau. Không những thế, vùng đất nghĩa trang phú thọ đa số được trang thiết bị rất hiện đại, tinh tế và trang nhã, hòa quyện cùng nhiều phong cách nghệ thuật đặc sắc làm nổi bật nét đẹp mới lạ nhưng vẫn không mất đi bản sắc, truyền thống Việt.
bán đất nghĩa trang
Một khuôn viên mộ gia đình trại nghĩa trang Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên

Đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay, Mua bán đất nghĩa trang ở thành phố Hà Nội để làm tròn nghĩa vụ đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng như chôn cất, hỏa táng, thờ phụng hay lưu trữ tro cốt với thời gian vĩnh viễn, ổn định lâu dài. Đến với Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên khách hàng sẽ nhận được mọi dịch vụ chăm sóc rất tận tình và chu đáo của đội ngũ nhân viên từ khâu an táng cho đến bảo dưỡng mộ phần, mang đến sự an tâm, hài lòng tuyệt đối cho người thân cũng như bảo vệ nơi an nghỉ linh thiêng của người đã khuất.
mộ gia tộc
Mộ gia tộc tại vùng đất nghĩa trang Thiên Đức

Như vậy đến với chúng tôi quý khách có thể chọn được phần mộ đẹp, hợp phong thủy tại dat nghia trang dep ở thành phố Hà Nội, khách hàng đừng ngại ngùng liên hệ với công viên nghĩa trang Thiên Đức. Chúng tôi lúc nào cũng tận tình tư vấn, hướng dẫn khách hàng chọn cho người thân một phần mộ ưng lòng đẹp ý, có giá cả phù hợp. Là một nhà cung cấp đất nghĩa trang uy tín, luôn là đối tác đáng tin cậy của đông đảo khách hàng tại khu vực Miền Bắc.


Đến với Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, bạn có thể tham quan miễn phí các khu đất nghĩa trang tại đây,  các khuôn viên đẹp, mộ gia đình đẹp, dat nghia trang ha noi

Mọi thông tin xin liên hệ để được tư vấn về đất nghĩa trang :
Mr: Nguyễn Phương Nam
Điện thoại: 09 85 85 99 72 - 091 858 9466 (Phục vụ 24/24)
Email: namnp@thienducvinhhangvien.com
Địa chỉ: 135 Phùng Hưng - Cửa Đông - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Từ khóa tìm kiếm: dat nghia trang | dat nghia trang dep | đất nghĩa trang | bán đất nghĩa trang | mua đất nghĩa trang | quy hoạch đất nghĩa trang tại hà nội

Nghĩa Trang Việt Nam - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Nghĩa Trang Việt Nam - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT



Không cầu kỳ kiểu cách, không sặc sỡ xa hoa – Nghĩa Trang Việt Trì – Thiên Đức vĩnh hằng sẽ góp phần trong bức tranh tổng thể của Nghĩa trang Việt Nam Với không gian được phủ xanh tối đa và mật độ xây dựng chỉ khoảng 30%, quy hoạch đồng bộ, quản lý chặt chẽ về mật độ xây dựng, mầu sắc và khống chế về chiều cao kích thước…

Bán Đất Nghĩa trang - Thiên Đức Vĩnh hằng viên  
Giá: chỉ từ 12,5triệu/đất mộ phần
Có nhiều cung bậc giá – theo từng vị trí – quả đồi – theo diện tích để khách hàng lựa chọn
Giao động: Từ 4,4 tr – 4,7 tr -5,2tr – 5,5tr – 5,8tr – 6tr – 6,5tr – 6,7tr – 7tr – 8tr – 9tr (vip)
Cách liên hệ tốt nhất – điện thoại trước để được tư vấn và nhận tài liệu miễn phí.
Mr. Nguyễn Phương Nam – Trưởng Phòng Giao dịch
Điện thoại: 09 85 85 99 72 (Phục vụ 24/24)
Trong tương lai Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên sẽ trở thành một công viên nghĩa trang  5 sao kết hợp du lịch tâm linh. Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên tọa lạc trên khuôn viên 9 quả đồi và một hồ nước tự nhiên tại xã Trung Giáp, xã Bảo Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích hơn 90 hecta.
mộ phần tại đồi vườn đào
                Dự án nằm cạnh con đường huyết mạch cao tốc Hà Nội – Lào Cai với khoảng 1 giờ đồng hồ chạy xe từ trung tâm thành phố Hà Nội, sơn thủy hữu tình được bao quanh bởi núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng và dãy Tam Đảo là 2 trong tứ đại long mạch của nước ta, hai bên là dòng Sông Hồng và Sông Lô dẫn khí uốn lượn. Đặc biệt các quả đồi đất có màu ngũ sắc; từ lâu đã được rất nhiều chuyên gia phong thủy đánh giá là một vị trí đắc địa về mặt tâm linh, cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thích hợp để làm một công viên nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam
                Các công trình kiến trúc trong Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên luôn nhấn mạnh các yếu tố về phong thủy tâm linh cũng như các công trình công cộng không gian được thiết kế mục tiêu nhằm tạo các tiện ích tối đa cho khách hàng và gia đình người thân. Các mẫu mộ đa dạng, khuôn viên diện tích được chia theo nhu cầu cần sử dụng, dịch vụ với chất lượng đảm bảo tốt nhất đến khách hàng. 
            Quý khách Click vào đây để biết thêm: Sản phẩm  - Dịch vụ - Giá thành – Địa lý – Phong thủy
            Quý khách cần tìm hiểu thông tin, Click vào đây nhận tài liệu và đăng ký thăm quan miễn phí.
            Xin liên hệ: Nguyễn Phương Nam – Trưởng phòng Giao dịch.
            Điện thoại: 09.85.85.99.72 – 091. 858. 9466 (Phục vụ 24/24)
            Trụ sở chính: Số 9 Vạn Phúc – Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội.
            Văn phòng giao dịch:  135 Phùng Hưng – Cửa Đông – Ba Đình – Hà Nội
Nơi giao dịch nghia trang thiên đức vĩnh hằng
            (Văn phòng 135 Phùng Hưng - Nơi khách hàng trọn niềm tin)

Đạo Hiếu - Chân - Thiện - Mỹ - Tại vùng đất địa linh Thiên Đức vĩnh hằng - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Đạo Hiếu - Chân - Thiện - Mỹ - Tại vùng đất địa linh Thiên Đức vĩnh hằng - CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG VĨNH HẰNG VIÊN BÁN ĐẤT

Mỗi năm cứ đến Rằm tháng 7, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu Lan - Báo Hiếu. Vu Lan mang tính nhân văn cao cả, gợi lên tình người thắm thiết, còn được gọi là Ngày kết nối yêu thương. Ngày lễ hội văn hóa tình người,...tính nhân văn đó được phổ biến rộng rãi trong xã hội Việt Nam. 


          Ngày Vu Lan không còn là ngày mang tính tôn giáo chỉ riêng với Đạo Phật, mà đã thấm sâu vào lòng dân tộc, ấm đượm tình người, là một yếu tố có thể sưởi ấm tâm hồn làm cho con người trở nên thanh lương, không còn bơ vơ lạc loài cô đơn. Chúng ta phải biết ơn và báo đáp ân nghĩa mình được cưu mang mới xứng đáng là con người hiện hữu trên cuộc đời này.
(Ảnh gia đình sum vầy - đoạn tụ)
          Vì đây là dịp để tri ân báo ân, tri niệm đến ân tình ân nghĩa của cha mẹ, Thầy Tổ, chúng sanh và của tất cả những ân tình ân nghĩa mà mình cưu mang hoặc đã chịu ân. Tri ân luôn đồng thời với báo ân giống như nói tâm hiếu luôn gắn liền với hạnh hiếu. Muốn thể hiện tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ thì phải đền đáp công ơn dưỡng dục. Khi cha mẹ còn sống, cần hết lòng phụng dưỡng, cư xử phải hết mực cung kính, nếu đã mất thì nên làm mọi thiện sự nhằm hồi hướng công đức để kẻ sống lẫn người mất đều được hưởng lợi ích. Người ta thường cầu siêu bạt độ, để người chết hết bị đọa đày. Người còn sống thiếu thốn khó khăn thì được người khác hướng tâm bằng tấm lòng từ bi, ban vui và cứu khổ. 
địa tạng vương - bồ tát
(Địa Tạng Vương Bồ Tát - Cao 12m - Tại Công Viên Nghĩa Trang Thiên Đức vĩnh hằng viên)
      Với hình ảnh Địa Tạng Vương - Bồ Tát thường được mô tả là một tỉ khâu trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm Tích Trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm Ngọc Như Ý tượng trưng ánh sáng xua tan bóng đêm của cõi a tỳ. Tượng Địa Tạng Vương được xây dựng trên đỉnh đổi Kim Quy trong dự án Thiên Đức Vĩnh hằng viên Phú Thọ với chiều cao 12m, nằm giữa Trục Thần Đạo, hành lang hai bên là 500 vị Tôn giả được thiết kế tinh xảo, đứng giữa trời xanh, như đang phổ độ, bảo vệ vong linh toàn dự án. Đại hiếu Tôn giả Mục Kiền Liên Bồ Tát luôn là tấm gương sáng để hậu thế noi theo, hình ảnh ngài hiện hữu trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Và chữ "HIẾU" cũng là  Trọng tâm - Kim Chỉ Nam - Điểm Cốt Lõi của dự án Thiên Đức vĩnh hằng viên - Để nơi đây không đơn thuần là một Công viên nghĩa trang bình thường - Mà sẽ trở thành điểm đến của Giá trị Văn hóa - Giá trị Nhân Văn - Giá trị của CHÂN - THIỆN - MỸ . 
" Vẹn Tròn Hiếu Nghĩa - Phúc Hưởng Thiên Thu" 
      Đạo Phật là đạo Hiếu sinh, chúng tao phải sống hiếu kính, hiếu dưỡng với cha mẹ và người trên, hiếu hòa với người dưới và hiếu sinh với vạn loại. Đó chính là nguồn cội cho điểm khởi đầu vô cùng quan trọng, nên có thể nói tâm hiếu là căn bản cho mọi tình cảm tốt đẹp của loài người, con người không có tâm hiếu chẳng khác nào xây tòa nhà đạo đức không có nền móng. Và Chùa Thiên Long được xây dựng trên nền móng đạo đức của lòng Hiếu sinh - Từ Bi - Hỷ xả. Đây sẽ là nơi Dưỡng tâm, tu học, tu nhân hướng thiện là một điểm đến của cả quần thể văn hóa Tâm linh trong Công viên Nghĩa trang Thiên Đức. Được xây dựng bên cạnh Hồ Lục Thủy với hình hài bàn tay Ấn chỉ của Phật A Di Đà - len lỏi khắp các quả đồi, với diện tích trên 1000m2, tọa lạc nơi có chỉ số năng lượng cao nhất, chùa sẽ là nơi hành lễ cầu nguyện cho các linh hồn đã khuất và là nơi bảo trợ cho các vong linh. Hiện nay Chùa Thiên Long đang trong quá trình thi công và hoàn thiện, với công cuộc kêu gọi Phát tâm vô lượng - các Phật tử, các thiện nam, tín nữ, các nhà hảo tâm... cùng chung tay góp sức để Chùa Thiên Long và quần thể Tâm Linh tại Thiên Đức vĩnh hằng viên sớm đi vào hoạt động nhằm phục vụ lợi ích cho con người tạo giá trị bền vững lâu dài vĩnh cửu bên "ngôi nhà chung Vĩnh Hằng Thiên Đức".
Cổng Chùa Thiên Long - Thiên Đức 
   
     Công viên Nghĩa Trang Thiên Đức vĩnh hằng tọa lạc tại Xã Trung Giáp & Bảo Thanh, huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ. Là một nơi có vị trí phong thủy đẹp, toàn bộ khuôn viên mộ phần được quy hoạch trên những sườn đồi đất hình bát úp - với độ cao thoai thoải - theo hình thể ruộng bậc thang. Khiến không gian luôn mở rộng, tầm nhìn thoáng, các khuôn viên không bị che lấp. Là vùng đất Địa Linh - Đất Tổ Vua Hùng - gắn với nhiều truyền thuyết đi cùng với lịch sử hùng tráng. Thiên Đức vĩnh hằng viên là một Đại huyệt lớn - nằm giữa Sông Lô & Sông Hồng - hai dòng nước dẫn khí của hai Đại Long Mạch đó là Thiếu Tổ Sơn Tam Đảo và dãy Tản Viên Ba Vì.
(Ví trí phong thủy - Thiên Đức vĩnh hằng viên)
Sa bàn tổng thể  thiên đức vĩnh hằng viên...
(Sa bàn tổng thể Thiên Đức vĩnh hằng viên)
         Điều đặc biệt khi quý khách đến nơi đây sẽ cảm nhận thấy một không gian thoáng đãng, một màu xanh ngút ngàn, cảnh vật, con người đều thân thiện với thiên nhiên, thật thà chân chất với nét đơn sơ mộc mạc...khác hẳn với thế giới bên ngoài. Đến nơi đây tình cảm con người với con người luôn cởi mở, tình cảm nhân viên với khách hàng luôn chân thành, tình cảm của người cha dành cho con, người cháu đối với ông bà... cùng rất nhiều câu chuyện khiến xao xuyến lòng người.
      Trong xã hội, mỗi gia đình đều có hoàn cảnh riêng, nhưng đã đến Thiên Đức là đến với ngôi nhà vĩnh hằng thì mọi người đều thay đổi, bởi nơi đây Tôn Vinh Đạo Hiếu nghĩa, của những người con, người cháu đối với ông bà Tổ tiên, cha mẹ. Mọi người xích lại gần nhau, những hiềm khích xã hội, gia đình đều bị gạt bỏ, thắp một nén tâm nhang cũng đủ chúng ta, những người con hiếu thảo, để tưởng nhớ lại những kỷ niệm thân yêu, những khoảng khắc tuyệt vời của người thân.
        Nếu quý khách đã có lần nào lên thăm quan Thiên Đức, thật chú ý - quý khách sẽ nhận ra một điều, đó là rất nhiều trẻ con, được bố mẹ, anh chị, ông bà cho đi cùng lên Nghĩa trang... Bọn trẻ thật vô tư, vui đùa thỏa thích, đuổi gà, đuổi chim, câu cá, đánh cờ, mà rất ít, rất ít những nơi khác có được không khí này. Vì nơi đây là một nơi để gia đình đoàn tụ, là chỗ giáo dục cho thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, là nơi hàn gắn những tình cảm đã từng bị tổn thương trong gia đình. Mùa Vu Lan sắp tới - Tại Gia đình Thiên Đức - Ngôi nhà chung Vĩnh hằng sẽ đón đợi, tiếp đón những gia đình đã lựa chọn chúng tôi và cho phép chúng tôi được trở thành môt trong những thành viên của gia đình trong công cuộc chăm sóc những giấc ngủ ngàn thu, là người bảo vệ... để mọi việc Tâm linh này luôn được viên mãn.

         Đến với Thiên Đức vĩnh hằng viên - Quý khách có thể cảm nhận được cái đẹp qua từng nụ cười, cử chỉ của nhân viên, của con người nơi đây. Hành xử lễ phép, cung kính, thái độ phục vụ nhiệt tình, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, thông tin đầy đủ, trả lời chân thành - Đó là nét đẹp đầu tiên của "Chân". Khía cạnh thứ nhất, nói về chân” thì có hai nghĩa, một là chân thật, hai là chân lý. Nếu quan hệ giao tiếp giữa con người với con người thiếu chân thật thì sẽ mất lòng tin, mất tình người, mất đi lẽ sống, gặp nhiều chướng ngại rồi đưa đến thất bại. Ngược lại, nếu biết tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động và thân thiện với mọi người thì sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công. Nếu sống trung thực thì trong cách đối nhân xử thế sẽ không quan hệ giao tiếp chỉ bằng hình thức mà bằng cả tấm lòng chân thành, không giả dối, không hư ngụy. Vì thế, sự chân thật rất cần thiết đối với con người và không thể thiếu trong môi trường làm việc tại Thiên Đức.
 lễ tân đón tiếp khách hàng tại  thiên đức vĩnh hằng viên
       "Thiện" thì sao? việc đầu tiên chúng ta hãy nghĩ - đây là việc làm tâm đức - giúp cho gia đình và xã hội có một nơi mồ yên mả đẹp, đã là một điều tốt, một điều thiện. Nhìn xa hơn - "Thiện" là sống tốt - đó là hạnh phúc - mục đích cuối cùng của cuộc sống, phải giải quyết vấn đề hạnh phúc và thú vui, khẳng định thú vui phải đặt trong phạm vi thiện, gắn với phẩm chất đạo đức, như vậy hạnh phúc mới là một giá trị đích thực. "Thiện" là sống tốt giúp đời, hướng tới cái thiện là tạo cho con người biết độ lượng bao dung, biết tha thứ và thông cảm, biết che chở đùm bọc và cưu mang giúp đỡ... Cũng từ đó "Lời hứa Thiên Đức vĩnh hằng viên" chính thức ra đời - đó là tâm nguyện của Chủ Đầu Tư dự án - mong muốn bù đắp lại những gì còn thiếu sót trong cuộc sống mà con người chúng ta đã từng mất đi hoặc mong muốn...
       Đối với xã hội, ngôi chùa có vị trí vô cùng quan trọng trong lòng dân tộc, vì đây chính là nơi giúp con người chọn được lẽ sống hướng thiện, xóa mờ cái ác, tạo được niềm an vui hạnh phúc, đóng góp vào sự an bình của xã hội để tất cả cùng vui sống lành mạnh, tự do. Hướng tới cái thiện là hướng tới lương tâm, lương tri và lòng trắc ẩn. Tu theo đạo Phật là nguyện đoạn các điều ác, nguyện làm tất cả điều lành, nguyện thành Phật độ tất cả chúng sinh. Và Chùa Thiên Long tại Thiên Đức vĩnh hằng viên đã được xây dựng trên nền tảng đó, là gốc của "Thiện", nơi đây sẽ là trung tâm văn hóa tâm linh của dự án, là nơi chư Tăng, Phật tử chiêm bái, tu học, tu nhân hướng thiện mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của Tỉnh Phú Thọ, là nơi cầu an, cầu siêu hàng năm cho hàng vạn vong linh đang nằm tại Ngôi nhà Vĩnh hằng Thiên Đức..
(Cổng tam quan - Chùa Thiên Long)
quang cảnh tổng thể chùa Thiên long - tại Thiên Đức vĩnh hằng viên
(Tổng thể Chùa Thiên Long)
         Khía cạnh thứ ba, nói về Mỹ” tức là thẫm mỹ. Con người có chân thật, có thiện mà không có thẩm mỹ thì cuộc sống khô khan chưa được gọi là toàn bích. Cái đẹp của vóc dáng hình hài phải gắn liền song song với cái đẹp của đức hạnh, tư cách, nết na. Loài người có xu hướng vươn tới cái đẹp, chính là thẫm mỹ. Nếu chúng ta chân thật tận cõi lòng, hướng đến chân lý, tìm về nẻo thiện và làm tất cả mọi hạnh lành thì sẽ đạt được thẫm mỹ của cuộc sống. Đức Phật vốn biết chúng sanh luôn ưa chuộng cái đẹp nên mới thị hiện thân tướng của Ngài thật đẹp với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp để tiếp cận và tiện bề giáo hóa chúng sanh. Có thể nói, trên thế gian chưa một ai có nhân dáng và hình hài đẹp bằng Đức Thế Tôn. Ngài đẹp cả về vóc dáng, đức hạnh và trí tuệ siêu phàm. Ngài có tấm lòng từ bi, hỷ xả, độ lượng và bao dung.
(Đức Thế Tôn - A DI Đà - Cao 48m - trên đỉnh đồi Đại An)
          Tại Thiên Đức vĩnh hằng viên, quý khách sẽ cảm nhận và tự cảm nhận những nét đẹp nơi đây, rất sâu sắc và thâm thúy, có chiều sâu và tinh tế. Những nụ cười mến khách, thái độ phục vụ nhiệt tình, thấy sự khó khăn hoặc cần trợ giúp là giúp ngay đó là Cử chỉ đẹp. Lời nói chân thật, thông tin đầy đủ, cử chỉ lễ phép, hành động cẩn thận đó là Nết đẹp. Lắng nghe tâm tư nguyện vọng khách hàng, trợ giúp an ủi, chia sẻ động viên giúp đỡ đó là Ngôn ngữ đẹp. Tính nết đoan chính, kỷ luật nghiêm minh, không lời lỗ mãng đó là Ý đẹp. Luôn chịu khó tìm tòi, học hỏi cái hay - rút kinh nghiệm cái chưa được đó là Trí tuệ đẹp. Phụng dưỡng cha mẹ, chu cấp người cô quả, cúng dường Tăng Ni đó là Tâm hồn đẹp. Phá vỡ màn vô hình, hướng dẫn con người đến cái Thiện, mở rộng giáo lý Phât pháp đó là cái đẹp của Từ bi - hỷ xả.... 
         Các mảnh đất, khuôn viên nơi đây không còn vô cảm, bởi nó đã được bao bọc bởi tình yêu thương giữa con người với con người với nhau. Đôi khi những khuôn viên không còn mang tên "Lô, Số" nữa mà thay vào đấy là những từ: "Mảnh đất của những người bạn", "Mảnh đất những người đồng đội" , "Mảnh đất của sự đoàn kết" hay "Mảnh đất của người con khó tính"... Những mảnh đất mang bao tình thương yêu sâu đậm của người cha dành cho con, của người con dành cho mẹ, của người cháu dành cho ông, mỗi một mảnh đất đều có một câu chuyện xúc động, khách hàng và nhân viên đã không còn khoảng cách, họ như những người thân trong cùng một gia đình. Chúng tôi, những người con Thiên Đức rất vinh dự được phục vụ -  Tất cả đều vì một chữ Hiếu - Nghĩa mà đến được với nhau.  Để giá trị Nhân Văn - Giá trị Văn Hóa - Giá trị Chân - Thiện - Mỹ - sẽ mãi mãi bền vững và hiện diện trên vùng đất Linh thiêng này.
 
       Đó là chân lý hiện sinh mà mỗi người có thể trải nghiệm ngay trong đời sống hiện tại này. Chân lý ấy là cái chung mà mỗi chúng ta đều có thể vươn tới, vì chân-thiện-mỹ không chỉ dành riêng cho bất cứ một ai. Bởi lẽ, chân thật cõi lòng, hướng đến đời sống thiện lành và đạt được thẫm mỹ thì cuộc sống sẽ đạt được chân lý hiện sinh. Đó chính là lẽ sống mà tất cả chúng ta thường chúc nhau đạt đến Chân-Thiện-Mỹ trong quan hệ giao tiếp hàng ngày.
Nguồn: Thiên Đức Vĩnh Hằng viên