2030
theo quy hoạch, triển khai, đầu tư xây dựng các nghĩa trang tập trung
trên địa bàn thành phố Hà Nội là chủ trương nhằm giải quyết nhu cầu an
táng, đất nghĩa trang, đảm bảo vệ sinh môi trường của Nhân dân Thủ đô.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều dự án đã vấp phải sự phản
ứng gay gắt của người dân địa phương.
Nhiều dự án nghĩa trang bị... vướngTheo
Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1995/QĐ-TTg,
hàng loạt nghĩa trang trên địa bàn thành phố sẽ được cải tạo, nâng cấp,
mở rộng, xây mới phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán của Nhân
dân.
Cụ
thể, đối với nghĩa trang tập trung cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ
cho phép cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch 1 thành công
viên nghĩa trang đồng thời xây mới nghĩa trang cấp quốc gia tại xã Yên
Trung, huyện Thạch Thất. Cả 2 nghĩa trang này nhằm phục vụ nhu cầu an
táng lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Đối
với nghĩa trang tập trung cấp thành phố, Hà Nội sẽ mở rộng nghĩa trang
tập trung Vĩnh Hằng (huyện Ba Vì). Quy hoạch, cải tạo, mở rộng nghĩa
trang Thanh Tước (huyện Mê Linh) thành công viên nghĩa trang. Một số
nghĩa trang sẽ được xây dựng mới như nghĩa trang Minh Phú và Bắc Sơn
(huyện Sóc Sơn), nghĩa trang Xuân Nộn (huyện Đông Anh), nghĩa trang
Trung Màu (huyện Gia Lâm)...
Tuy
nhiên có một thực tế là, trong quá trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng,
xây mới các nghĩa trang, cơ quan chức năng thường vấp phải phản ứng
quyết liệt của người dân địa phương. Bởi thế, nhiều dự án đã và đang
phải “đắp chiếu,” hoặc dở dang hàng năm trời vì không nhận được sự đồng
thuận của người dân, trong tình trạng đất nghĩa trang thành phố quá tải.
Đơn
cử như dự án xây dựng Công viên tưởng niệm Thiên đường Thanh Tước trên
địa bàn huyện Mê Linh. Theo ông Trần Huy Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát
triển Quỹ đất thành phố, trong quá trình triển khai, một số cán bộ, đảng
viên tại cơ sở chưa đồng thuận về chủ trương thực hiện dự án, phản ứng
gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
Thậm
chí, một số người còn có biểu hiện kích động, chống đối, cản trở giải
phóng mặt bằng, bảo vệ mặt bằng dự án; ngăn cản không cho các hộ dân
khác phối hợp với cơ quan chức năng nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo
phương án đã được Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh phê duyệt ở nhà, nơi trả
tiền.
Tương
tự, dự án xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ tại huyện Ba Vì (giai
đoạn I), quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn.
Theo
đại diện Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bặng thành phố Hà Nội, mặc dù dự án
đã được thành phố giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính
sách theo đề xuất của huyện, nhưng kết quả thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng tính đến thời điểm hiện nay vẫn rất hạn chế và khối lượng công
việc giải phóng mặt bằng còn lại rất lớn.
Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1995/QĐ-TTg,
hàng loạt nghĩa trang trên địa bàn thành phố sẽ được cải tạo, nâng cấp,
mở rộng, xây mới phù hợp với tín ngưỡng, phong tục tập quán của Nhân
dân.
Cụ
thể, đối với nghĩa trang tập trung cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ
cho phép cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch 1 thành công
viên nghĩa trang đồng thời xây mới nghĩa trang cấp quốc gia tại xã Yên
Trung, huyện Thạch Thất. Cả 2 nghĩa trang này nhằm phục vụ nhu cầu an
táng lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
Đối
với nghĩa trang tập trung cấp thành phố, Hà Nội sẽ mở rộng nghĩa trang
tập trung Vĩnh Hằng (huyện Ba Vì). Quy hoạch, cải tạo, mở rộng nghĩa
trang Thanh Tước (huyện Mê Linh) thành công viên nghĩa trang. Một số
nghĩa trang sẽ được xây dựng mới như nghĩa trang Minh Phú và Bắc Sơn
(huyện Sóc Sơn), nghĩa trang Xuân Nộn (huyện Đông Anh), nghĩa trang
Trung Màu (huyện Gia Lâm)...
Tuy
nhiên có một thực tế là, trong quá trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng,
xây mới các nghĩa trang, cơ quan chức năng thường vấp phải phản ứng
quyết liệt của người dân địa phương. Bởi thế, nhiều dự án đã và đang
phải “đắp chiếu,” hoặc dở dang hàng năm trời vì không nhận được sự đồng
thuận của người dân, trong tình trạng đất nghĩa trang thành phố quá tải.
Đơn
cử như dự án xây dựng Công viên tưởng niệm Thiên đường Thanh Tước trên
địa bàn huyện Mê Linh. Theo ông Trần Huy Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát
triển Quỹ đất thành phố, trong quá trình triển khai, một số cán bộ, đảng
viên tại cơ sở chưa đồng thuận về chủ trương thực hiện dự án, phản ứng
gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện.
Thậm
chí, một số người còn có biểu hiện kích động, chống đối, cản trở giải
phóng mặt bằng, bảo vệ mặt bằng dự án; ngăn cản không cho các hộ dân
khác phối hợp với cơ quan chức năng nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo
phương án đã được Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh phê duyệt ở nhà, nơi trả
tiền.
Tương
tự, dự án xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ tại huyện Ba Vì (giai
đoạn I), quá trình triển khai cũng gặp không ít khó khăn.
Theo
đại diện Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bặng thành phố Hà Nội, mặc dù dự án
đã được thành phố giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính
sách theo đề xuất của huyện, nhưng kết quả thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng tính đến thời điểm hiện nay vẫn rất hạn chế và khối lượng công
việc giải phóng mặt bằng còn lại rất lớn.
Quy hoạch nghĩa trang đưa vào khuôn khổ.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, vận động tuyên truyền người dân
Đề cập đến tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng các nghĩa trang
tập trung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Vũ Hồng
Khanh, nhấn mạnh các dự án nghĩa trang trên địa bàn đều thực hiện theo
quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nên các chủ đầu tư phải có
trách nhiệm đẩy nhanh tiến độ dự án.
Đối
với dự án Công viên tưởng niệm Thiên đường Thanh Tước, Phó Chủ tịch Vũ
Hồng Khanh cho biết hiện vẫn còn gần 200 hộ dân không chịu bàn giao mặt
bằng. Thành ủy cũng đã có ý kiến chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án. Theo
đó, trong tháng 4, Ủy ban Nhân dân huyện Mê Linh cần phải tiếp tục tuyên
truyền, vận động người dân ủng hộ dự án theo đúng chủ trương của Nhà
nước.
“Đối
với các hộ không chịu di chuyển, bàn giao mặt bằng, cơ quan chức năng
sẽ xử lý hành chính, biện pháp cuối cùng sẽ thực hiện cưỡng chế,” Phó
Chủ tịch Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh.
Lãnh
đạo thành phố Hà Nội cũng cho biết, Ủy ban Nhân dân thành phố đã yêu
cầu Công an thành phố tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ Công an huyện Mê Linh
thực hiện phương án đảm bảo an toàn, trật tự công cộng khi Trung tâm
Phát triển Quỹ đất tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất;
kiên quyết xử lý các trường hợp cản trở việc nhận tiền, cản trở thi
công dự án, các trường hợp kích động gây mất trật tự công cộng.
Về
phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết
có 2 nội dung thu hồi đất thường bị người dân phản đối, đó là việc lấy
đất xây dựng các dự án xử lý rác thải và đất làm nghĩa trang. Lý dó
người dân phản đối là vì họ không muốn ảnh hưởng tới cuộc sống, môi
trường xung quanh mình.
Đơn
cử như quyết định thu hồi đất để mở rộng nghĩa trang Thanh Tước của Ủy
ban Nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra từ lâu, song chưa thực hiện được vì
dân phản đối. “Nếu ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, chính quyền
địa phương cần lắng nghe ý kiến phản ánh. Nhưng đây cũng là vấn đề mà
cuộc sống đặt ra cần phải thực hiện, người dân phải thấy rằng mình có
phần trách nhiệm trong đó,” Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang chia sẻ.
Đưa
ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang khuyến
nghị, các cơ quan chức năng của Hà Nội cần phải làm công tác tuyên
truyền, vận động người dân và làm tốt công tác chính sách.
“Những
nơi chịu tác động nên có chính sách hợp lý hoặc cách làm khác đi, người
dân sẽ đồng tình. Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một Việt kiều
đầu tư làm cơ sở xử lý rác nhưng rất sạch sẽ, hình thức bên ngoài như
một công viên xanh khiến người dân rất đồng tình, ủng hộ,” Bộ trưởng
Nguyễn Minh Quang gợi ý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét