Đối với người Tây Tạng, họ đã nghe các vị Lạt Ma giảng giải từ tấm bé
rằng thân xác của mỗi con người là vật tạm bợ như bộ áo quần để mặt mà
thôi – khi chết giống như là cởi bỏ bộ áo quần cũ đi đầu thai chuyển vào
một sinh mệnh mới như mặc bộ đồ mới khác. Chỉ cần quan sát xác thân một
người chết bên bờ bịu không ai thừa nhận lâu ngày tan rã tỏa mùi hôi
hám thì sẽ thấy rõ cái xác thân chỉ là cái tạm thời.
Do đó khi
chết người Tây Tạng thường hỏa táng xác chết, cái thây người chết được
xem như biểu tượng của tất cả nghiệp ác, nên khi thân xác bị lửa thiêu
cháy thì những nghiệp ác tiêu tan và đồng thời phát ra ánh sáng rực rỡ.
Câu Thần chú giúp xóa tan ác nghiệp của người qua đời đang rực cháy
trong lửa là “OOM VAJRA SATTIVA HUM” (ý nghĩa của câu chú là mong mỏi
Thần Kim cương tát đỏa chuyển hóa Ác nghiệp..). Ngoài ra có một câu chú
khác giúp người chết không bị mê mờ u tối lạc vào 6 nẻo luân hồi – Câu
chú đó là “A A HA SHA SA MA”.
Nhiều người thắc mắc, con người sau khi chết, nên hỏa táng hay chôn cất? Và câu trả lời nghiêng về phía nên hỏa táng.
Theoniềm tin của phần lớn người Đông phương thì khi chết phần lớn người
chết vẫn còn mơ hồ chưa biết là mình đã chết, vì thế họ thường quay trở
lại nhà và sống như lúc đang còn sống mặc dù người thân chẳng thấy chẳng
biết có họ hiện diện. Có khi họ mượn tạm xác thân đã chết để hiện ra
trong chốc lát mà người sống khi thấy hoảng sợ và gọi là “hồn ma”. Kinh
nghiệm dân gian cho thấy ở những nơi xảy ra tai nạn chết người “hồn”
người chết thường hiện ra với bộ quần áo họ mặc lúc bị tai nạn. Vì lý do
đó mà khi chết nên thiêu xác để người chết không thể mượn xác thân của
mình để hiện ra nữa hoặc không còn quyến luyến cái thân xác cũ nữa…
Một
số vị đại sư còn cho rằng: khi chết thân xác sẽ dần dần tan rã, dù đem
chôn thì lâu ngày xác thân cũng bị các loài vi sinh vật đục khoét biến
dạng rất ghê rợn, do đó chỉ có thiêu xác là tránh được nhiều điều không
hay.
Người Âu Mỹ trước đây không nghĩ tới vấn đề thiêu xác khi
chết, những ngày nay nhiều người đã nhận thấy ít nhất là về mặt vệ sinh,
thực tế thì việc thiêu xác tốt lành thuận lợi hơn chôn cất xác chết rất
nhiều – việc duy trì bảo quản hoặc phải di chuyển cũng dễ dàng, ít tốn
kém… Mới đây, trong năm 1999 John F Kennedy Jr, vợ và chị vợ bị chết vì
tai nạn phi cơ đã hỏa thiêu theo truyền thống Phật giáo và công chúa
Margaret cũng yêu cầu được thiêu xác mình chớ không chôn khi bà mất vào
năm 71 tuổi.
Dù
người thân qua đời ta thương quý đến mấy cũng không thể chôn cất trong
vườn nhà để được gần gũi. Nếu là tro cốt của họ, ta cũng không đặt thờ
trong nhà. Tốt nhất là đem thờ ở Chùa hay nhà Thờ hoặc chôn cất làm mộ
chí như bình thường. Khoảng 5 năm sau tro cất được thờ nên đem rãi trên
biển là tốt nhất.
MTG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét