Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Đồi Đại Bi - Nghĩa trang Thiên Đức

Đồi Đại Bi - Nghĩa trang Thiên Đức: Thiên đức vĩnh hằng viên mua bán đất nghĩa trang, mộ phần công viên nghĩa trang sinh thái đẹp tại hà nội, dat nghia trang phú thọ LH: 0985 859972 - 0918589466

http://vinhhangvien.com/thien-duc-doi-dai-bi.html

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Hình ảnh công viên nghĩa trang Thiên Đức tháng 3 tháng 2018

Hình ảnh công viên nghĩa trang Thiên Đức tháng 3 tháng 2018: Thiên đức vĩnh hằng viên mua bán đất nghĩa trang, mộ phần công viên nghĩa trang sinh thái đẹp tại hà nội, dat nghia trang phú thọ LH: 0985 859972 - 0918589466

Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017

ĐẠI LỄ KHÁCH THÀNH TƯỢNG PHẬT ADIDA CAO 48M

ĐẠI LỄ KHÁCH THÀNH TƯỢNG PHẬT ADIDA CAO 48M: Vào 2 ngày Thứ 7 và Chủ nhật ngày 1 và 2 tháng 4 năm 2017 dịp lễ hội Đền Hùng năm nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Phú Thọ trân trọng kính mời quý phật tử đến tham dự Đại lễ khánh thành tượng Phật ADiĐà cao 48m tại Công viên tưởng niệm Thiên Đức


Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

CÔNG TRÌNH TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ TẠI CÔNG VIÊN THIÊN ĐỨC

CÔNG TRÌNH TƯỢNG PHẬT A DI ĐÀ TẠI CÔNG VIÊN THIÊN ĐỨC: Công trình tượng Phật A Di Đà cao 48m tại công viên vĩnh hằng Thiên Đức do nghệ nhân Thụy Lam thực hiện đang dần hoàn thiện. Đây là công trình tâm linh nổi bật nhất của dự án.
Công viên Nghĩa trang Thiên Đức được biết đến là một trong những công viên Sinh thái Tâm linh đầu tiên ở Miền Bắc được xây dựng tại xã Trung Giáp - Bảo Thanh - huyện Phù Ninh - tỉnh Phú Thọ. Vùng đất này là điểm lý tưởng để xây dựng ngôi nhà vĩnh hằng cho người thân sau khi khuất núi.



Công viên Nghĩa trang Thiên Đức không chỉ là chốn vĩnh hằng mà còn là điểm đến tâm linh với các hạng mục xuyên suốt như:

- Trục Thần Đạo dài 1km với 500 vị Tôn Giả - Đại đệ tử của Phật - hộ niệm dọc 2 bên đường



- Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát - Giáo chủ cõi u minh - với đại nguyện độ tất cả chúng sinh được giải thoát;



- Công trình Chùa Thiên Long - nơi đã có nhân duyên hy hữu tổ chức Đại lễ - Triểm lãm Chiêm bái Tôn tượng Phật ngọc Thích Ca Mâu Ni, pho tượng bằng ngọc khổng lồ còn được biết đến với danh hiệu “Phật ngọc Vì hòa bình thế giới”;

- Công trình tượng Phật Di Lặc đang dần hoàn thiện

- Và đặc biệt là công trình tượng Phật A Di Đà trên đỉnh đồi Đại An dựa lưng vào dãy núi Nghĩa Lĩnh trong quần thể Đền Hùng hướng ra chùa Thiên Long với đôi mắt hiền từ nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông hóa độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà vượt khỏi kiếp lầm than được vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.



Theo truyền thuyết trong lịch sử Phật giáo thì Phật A-di-đà được tôn thờ sớm nhất trong lịch sử. Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt ấn thiền định, tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tịnh độ. Tòa sen tượng trưng cho sự thanh tịnh.



Tương truyền rằng một trong số những kiếp luân hồi của A-di-đà từng là một nhà vua. Sau khi phát tâm mộ đạo, vị vua này từ bỏ ngôi báu và trở thành một tỳ kheo với tên là Pháp Tạng (sa. dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và nguyện giúp chúng sinh tái sinh vào cõi Cực lạc của mình và cũng sẽ thành Phật. Phật A-di-đà lập 48 đại nguyện nhằm giúp chúng sinh giải thoát.

Tượng Phật A Di Đà tại Công viên Nghĩa trang Thiên Đức cao 48m để tượng trưng cho 48 Đại Nguyện của Người được điêu khắc gia Thụy Lam thực hiện với sự tinh tế qua từng đường nét trên khuôn mặt, các cụm thịt nhìn như tóc xoắn ốc (đó là Nhục kế là tướng tốt thứ 31 trong 32 tướng tốt siêu việt là vẻ đẹp thứ 66 trong 80 vẻ đẹp của Đức Phật, biểu hiện cho một vị Đại nhân, một vị vua vĩ đại, một vị Phật tương lai); tràng hạt trên cổ và vạt áo cà sa với đường diềm mềm mại hết sức tinh sảo như đang tung bay trong gió.



Ngày 13/11/2016 (tức ngày 14 tháng 10 năm Bính Thân), trụ trì chùa Thiên Long - Đại Đức Thích Minh Nghiêm, trưởng ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh Phú Thọ và Ban quản lý Công viên Nghĩa trang Thiên Đức đã làm lễ yểm tâm cho tượng Phật A Di Đà. Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2016. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng không chỉ cho khách hàng sử dụng dịch vụ tại Công viên Vĩnh hằng Thiên Đức mà còn là chốn tâm linh của phật tử gần xa.



Một số hình ảnh tượng Phật A Di Đà trong quá trình thực hiện:













Quý khách cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và thăm quan dự án
Xin vui lòng liên hệ: Mr. Nam (TP Kinh doanh)
ĐT: 09 85 85 99 72 - 091 858 9466 (Phục vụ 24/24)
Email: namnp@thienducvinhhangvien.com

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI DUY NHẤT GIÁ DỊCH VỤ NĂM 2016

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI DUY NHẤT GIÁ DỊCH VỤ NĂM 2016: Để cảm ơn những khách hàng đã quan tâm đến Thiên Đức vĩnh hằng viên, nhân dịp cuối năm 2016, công ty Thiên Đức có chương trình ưu đãi về giá dịch vụ sử dụng và chăm sóc trọn đời đối với khách hàng giao dịch trong khoảng thời gian này....

THIÊN ĐỨC VĨNH HẰNG VIÊN
Kính chào Quý khách hàng

CƠ HỘI DUY NHẤT TRONG THÁNG 12/2016
GIẢM GIÁ DỊCH VỤ SỬ DỤNG VÀ CHĂM SÓC LÂU DÀI VĨNH VIỄN

Công viên Nghĩa trang Thiên Đức đẹp nhất Việt Nam tọa lạc trên khuôn viên 9 quả đồi và một hồ nước tự nhiên tại xã Trung Giáp, xã Bảo Thanh huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích gần 100 hecta, nằm cạnh con đường huyết mạch cao tốc Hà Nội – Lào Cai với khoảng 1 giờ đồng hồ chạy xe từ trung tâm thành phố Hà Nội. Công viên Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên với sơn thủy hữu tình được bao quanh bởi núi Nghĩa Lĩnh, Đền Hùng và dãy Tam Đảo là 1 trong tứ đại long mạch của nước ta, đặc biệt các quả đồi đất có màu ngũ sắc; từ lâu đã được rất nhiều chuyên gia phong thủy đánh giá là một vị trí đắc địa về mặt tâm linh, cũng như khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thích hợp để làm một công viên nghĩa trang đẹp nhất Việt Nam.

Vào những tháng cuối năm, các gia đình thường thực hiện việc hiếu nghĩa với ông bà tổ tiên. Để giảm bớt lo lắng và cảm ơn những khách hàng đã quan tâm đến dự án, Công ty thực hiện chương trình duy nhất trong năm 2016: Hỗ trợ giảm 30% giá dịch vụ cho tất cả khách hàng mua đất tại Thiên Đức Vĩnh hằng viên trong thời gian từ 1/12/2016 đến hết năm 2016

Chi tiết chương trình giảm giá xem tại đây: (Có điều kiện áp dụng)

Video tổng quan dự án:

IFrame

ĐỂ NHẬN VẾ THĂM QUAN MIỄN PHÍ CÔNG VIÊN THIÊN ĐỨC - PHÚ THỌ
Liên hệ: Mr. Nam 0985859972 Ms. Vân 0918599466
Website: vinhhangvien.com

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN CÔNG VIÊN NGHĨA TRANG SINH THÁI THIÊN ĐỨC - PHÚ THỌ
7.00: Xe đón đoàn tại 35B Hoàng Tôn - Tây Hồ - Hà nội
8.30: Xe tới Công Viên Sinh Thái Thiên Đức
8.40: Nhân viên đưa khách đi thăm quan bằng ô tô điện: Trục Thần Đạo - Vườn Tượng Phật - Địa Tạng Vương Bồ Tát - Chùa Thiên Long - Tượng Phật A DI Đà cao 48m - Hồ Lục Thủy
11.00: Khách nghỉ ăn trưa
11.45: Xe khởi hành từ Công Viên Thiên Đức về Hà nội
13.45: Xe về đến Hà nội - Kết thúc chuyến đi
(Nước uống được phục vụ miễn suốt hành trình - Tất cả các dịch vụ đều được miễn phí)
Cám ơn Quý Khách Hàng đã quan tâm


Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Long huyệt trên dãy Hoành Sơn và câu chuyện đặt mộ cha của Tam kiệt Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ

Long huyệt trên dãy Hoành Sơn và câu chuyện đặt mộ cha của Tam kiệt Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ: Tương truyền, dãy Hoành Sơn có long huyệt, nơi chôn cất tốt có “mả phát đế vương”. Không biết điều đó có đúng hay không nhưng xét theo phong thủy âm trạch, thì Hoành Sơn quả là đất tốt để đặt mộ.
Hoành Sơn là dãy núi gắn liền với nhiều câu chuyện lịch sử ly kì. Không chỉ ở nơi địa thế hiểm trở mà phong thủy Hoành Sơn còn có nhiều điểm rất đáng lưu ý.Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quận Bình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng.


Không chỉ ở nơi địa thế hiểm trở mà phong thủy Hoành Sơn còn có nhiều điểm rất đáng lưu ý

Theo các nhà phong thủy thì Hoành Sơn là đại địa, là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành Sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như núi Bút (Trưng Sơn), núi Nghiên (Nghiên Sơn), núi Ấn (Ấn Sơn), núi Kiếm (Kiếm Sơn), núi Trống (Cổ Sơn), núi Chiếng (Chung Sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng giống như quân chầu, hổ phục.

Phía dưới là hai phụ lưu sông Côn từ phía Tây và phía Bắc chảy ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành Sơn. Địa thế thật đáng gọi là long bàn hổ cứ.

Tương truyền, nơi đây có long huyệt, nơi chôn cất tốt có “mả phát đế vương”. Không biết điều đó có đúng hay không nhưng xét theo phong thủy âm trạch, thì Hoành Sơn quả là đất tốt để đặt mộ.

Đất ấy vừa có sông, vừa có núi, sơn thủy hữu tình, cảnh vật hòa hợp. Không những thế, núi là núi lớn, có lớp có lang, triền miên nối tiếp nhau tạo thành thế long lại sà xuống, vây bọc bốn phía mà không chắn khí. Sông là sông dài, hiền hòa, uốn lượn. Đặt huyệt nơi minh đường vuông vức, sáng rộng, được sông núi bao bọc, khí trời thoáng đãng, cảnh vật tươi tốt như Hoành Sơn thì đúng là huyệt cát.

Tam kiệt TÂY SƠN Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18?

Ánh minh họa Tam kiệt Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ


Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trên dãy Hoành sơn.

Xem thêm : Đại An - Đại phúc hai viên ngọc quý nơi đất tổ Vua Hùng

Huyền thoại về Long Huyệt:

Các cụ kể rằng

Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì, có một Ông Thầy địa lý Tàu thường ngày xách địa bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để tìm phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo rình. Một hôm thầy địa lý dường như đã tìm ra long mạch nhưng còn phân vân không biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến cắm ở triền phía đông dãy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi.

Nguyễn Nhạc ngày ngày để ý theo dõi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt như khi mới trồng còn cành phía Nam thì héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng vì biết rằng long mạch đã ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam.

Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lý Tàu trở lại thấy hai cành trúc đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng. Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi cành phía Bắc.

Lại có cụ kể rằng:

Có một thầy địa lý Tàu lúc đến tìm địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi tìm long mạch khắp vùng Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ý đến dãy Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ý cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi.

Một thời gian sau Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này, ngoài chiếc địa bàn Thầy lại còn mang theo một chiếc trắp nhỏ ngoài bọc tấm khăn điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đã tìm ra được long huyệt và… chiếc tráp kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái trắp giống hệt như cái trắp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh mình đựng vào rồi tìm cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được vì cái trắp ấy Thầy Tàu luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và nghĩ ra một kế.

Đến ngày lành đã chọn, Thầy Tàu lẻn mang trắp cùng địa bàn đi lên dãy Hoành sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng trắp và địa bàn mà thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ cũ, Thầy mừng quýnh vì chiếc trắp và địa bàn vẫn còn nằm lăn lóc ở đó, Thầy vội vã trèo lên nơi long huyệt đã tìm trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc trắp Thầy chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc còn con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.

Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dãy Hoành sơn.

Các cụ còn kể tiếp rằng:

Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn thì ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập hào kiệt, lấy dãy Hoành sơn làm căn cứ.

Mãi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn Sĩ Nghị chạy về Tàu mình không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà còn nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm vang dội cả Trung Quốc.

Ông Thầy địa lý năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử thì quả nhiên cuộc đất tìm ra năm trước đang phát. Hỏi thăm thì đó là mộ của Hồ phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn.

Thầy địa cả giận vì sự cướp đoạt long huyệt của mình đã tìm ra và để tránh hậu họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo Nguyễn Nhạc hãy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn. Vì lợi ích của nông dân Nguyễn Nhạc tưởng thật nghe lời.

Những nhánh sông vừa đào xong, ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam thì Nguyễn Ánh chiếm hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy Nhơn rồi lại sáp nhập lãnh thổ của Bác vào lãnh thổ của mình. Nguyễn Nhạc tức giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793.

Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi, Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm 1802 Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, nhà Tây Sơn bị diệt vong.

Hóa ra lời “tư vấn” lấp sông này, đào sông kia của ông thầy phong thủy Tàu là nhằm phá đi cái long mạch ở núi Hoành Sơn, quyết trả mối hận bị Nguyễn Nhạc lừa trước kia.

Xem thêm : Đồi phong thủy - Đất tốt đặt mộ